Nhìn theo mặt chữ, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng 好不容易 và 好容易 sẽ có nghĩa trái ngược nhau, 好不容易 có nghĩa là khó lắm mới…, còn 好容易 thì mang nghĩa quá dễ…, thế nhưng trên thực tế, 好不容易 và 好容易 lại đồng nghĩa với nhau, cả hai đều mang nghĩa khó lắm mới… Vì sao vậy ? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài học hôm nay nhé!
Mục lục bài viết
Nguồn gốc vấn đề
好不容易 rõ ràng là mang nghĩa “khó lắm mới…”, dùng để diễn đạt một hành động, việc làm nào đó phải khó khăn lắm chúng ta mới thực hiện được. Còn với 好容易, chữ 好 trong từ 好容易 (và cả trong từ 好不容易) rõ ràng là đồng nghĩa với phó từ 很, vậy 好容易 đồng nghĩa với 很容易, còn 好不容易 đồng nghĩa với 很不容易.
Ấy vậy mà, đời không như là mơ, 好不容易 và 好容易 lại có nghĩa như nhau, chẳng khác nhau gì cả. Thật là hoang đường!
Tại sao lại có hiện tượng kỳ lạ như thế này ? Chúng ta hãy quay ngược về quá khứ, bắt đầu từ tiếng Hán cổ đại (古代汉语) nhé.
Tiếng Hán cổ đại
Trong tiếng Hán cổ đại, phó từ phủ định 不 không phải lúc nào cũng mang nghĩa phủ định, phó từ 不 đôi khi chỉ có tác dụng nhấn mạnh hàm ý diễn đạt của câu, làm cho ý nghĩa câu trở nên cường điệu hơn, lúc này phó từ 不 sẽ đồng nghĩa với 多么. Cách dùng này đã xuất hiện trong bộ sách kinh điển nổi tiếng của Trung Quốc là Kinh Thi (tiếng Trung:《诗经》).
常棣之华,鄂不韡韡。
Chuyên gia nghiên cứu ngôn ngữ Trung Quốc của trường Đại học Sư phạm Thượng Hải Phương Tự Quân (方绪军) cho rằng, chữ 不 kể trên không có nghĩa phủ định, phó từ 不 chỉ có tác dụng đệm thêm âm tiết, làm câu thơ trở nên hài hòa hơn.
Nhận định này của Phương Tự Quân càng được củng cố hơn khi phó từ 不 lại tiếp tục xuất hiện trong một câu thơ khác cũng trong bộ Kinh Thi.
天位殷适,使不挟四方。
Chữ 不 trong tập《诗 • 大雅 • 大明》này chỉ có tác dụng nhấn mạnh hàm ý của câu, không có bất kỳ ý nghĩa đặc biệt nào khác.
Tiếng Hán hiện đại
Bắt đầu tới công chuyện rồi nè, chữ 不 trong các tập thơ của bộ sách Kinh Thi không hề mang nghĩa phủ định. Như vậy, rất có thể 好不容易 mà ta hay nói ngày nay sẽ có nghĩa là 好容易 nếu chiếu theo cách dùng của tiếng Hán cổ đại.
Thế nhưng, trong tiếng Hán hiện đại, lại có một trường hợp lạ nữa xuất hiện. Chúng ta hãy cùng theo dõi một câu văn xuất hiện trong tác phẩm văn học nổi tiếng có tên《金色的鱼钩》hiện đang được dùng để giảng dạy cho môn Ngữ văn lớp 5 cấp tiểu học của Trung Quốc.
等了好久,好容易看到漂在水面的芦秆动了一下,赶紧掣起钓竿,总算钓上来一条两三寸长的小鱼。
Thật khó hiểu! Trước hết ta thừa biết rằng, câu cá không phải là chuyện dễ dàng gì, nó lại càng được khẳng định bởi chính tác giả qua chi tiết “等了好久”, vậy nhưng, tại sao tác giả lại dùng từ “好容易” thay vì “好不容易” ? Trong khi đó nếu dùng từ “好不容易” ta sẽ cảm thấy câu văn tự nhiên và logic hơn rất nhiều.
Sở dĩ tác giả dùng từ “好容易” trong câu văn trên là bởi cách diễn đạt này rất phổ biến trong tiếng Hán hiện đại. Trong tiếng Hán hiện đại, “好容易” và “好不容易” khi làm trạng ngữ đều có chung một nghĩa là “khó lắm mới…”, cách diễn đạt này được phản ánh rất rõ ràng trong giao tiếp thường ngày của người Trung Quốc.
老师好容易找到你,可是你马上又要走了。
老师好不容易找到你,可是你马上又要走了。我好容易把计划写好了,他又变主意了。
我好不容易把计划写好了,他又变主意了。他费了很长时间,好容易才从树林子里钻主来。
他费了很长时间,好不容易才从树林子里钻主来。这道题,我好容易才解出来。
这道题,我好不容易才解出来。我们好容易才把他请来。
我们好不容易才把他请来。他好容易才买到这本书。
他好不容易才买到这本书。
Ở mỗi cặp câu kể trên, ngay từ ngữ cảnh của câu, ta dễ dàng nhận ra rằng “好容易” và “好不容易” chả khác nhau gì cả, chúng đều có chung một nghĩa là khó lắm mới thực hiện được một việc nào đó, để làm được một việc nào đó phải khó khăn lắm mới làm được.
Được rồi, lúc này ta có một khúc mắc cần lời giải thích, đó là nếu chữ 不 trong từ “好不容易” không có nghĩa phủ định (theo cách dùng trong tiếng Hán cổ đại), nó chỉ có tác dụng đệm âm tiết, nhấn mạnh hàm ý của câu, thế thì tại sao từ “好容易” lại mang hàm ý “khó lắm mới…”, trong khi nghĩa mặt chữ thì rõ ràng là “quá dễ dàng…” ?
Nghịch lý trong cách diễn đạt giữa từ “好容易” và từ “好不容易” xuất phát từ cách chơi chữ của người Trung Quốc và cả người Việt chúng ta, phép chơi chữ này được gọi là phép nói ngược, tiếng Trung còn gọi là 反语, hay 相反为义. Ví dụ:
我们战胜了敌人。= 我们战败了敌人。
Chúng ta đã đánh thắng quân thù. = Chúng ta đã đánh bại quân thù.
Rõ ràng, chữ 胜 (thắng) và chữ 败 (bại) ở cả tiếng Trung và tiếng Việt đều mang nghĩa trái ngược nhau, đã thắng là thắng, đã bại là thua, thế nhưng cả hai từ 战胜 (đánh thắng) và 战败 (đánh bại) đều mang nghĩa là 战胜 (đánh thắng).
Nghịch lý này đã và đang diễn ra hằng ngày trong đời sống của người Trung Quốc.
这事很出人意料。 = 这事很出人意料之外。
任何人都难免犯错误。= 任何人都难免不犯错误。
这事你非说清楚。= 这事你非说清楚不可。
差一点儿让车撞着。= 差一点儿没让车撞着。
上饭店 = 下饭店
Như vậy, ta có thể tạm rút ra kết luận sau đây:
Thứ nhất: 好不容易 là sự kết hợp của 好 + 不 + 容易. 好 đồng nghĩa với 很, 不 có nghĩa phủ định. Do đó, 好不容易 có nghĩa là 很不容易, tức “khó lắm mới…”. Sở dĩ 好不容易 đồng nghĩa với 好容易 là vì chữ 不 trong từ 好不容易 chỉ có tác dụng đệm âm tiết, nhấn mạnh hàm ý của câu.
Các bạn lưu ý, chữ 不 chỉ trong trường hợp được mang ra so sánh với 好容易 thì nó mới không có nghĩa. Chứ bình thường thì 不 vẫn mang nghĩa phủ định. Tức 好不容易 = 很不容易 (rất khó; khó lắm mới…).
Thứ hai: 好容易 là sự kết hợp của 好 + (不) + 容易. 好 đồng nghĩa với 很. Do đó, 好容易 có nghĩa là 很 + (不) + 容易, tức “khó lắm mới…”. Sở dĩ 好容易 đồng nghĩa với 好不容易 là vì cách chơi chữ nói ngược trong văn hóa của người Trung Quốc, dễ tức là khó, khó tức là dễ, 好容易 = 好不容易. Nó giống như người Việt mình hay nói: “Dễ ăn của ngoại lắm!”, tức là khó ăn lắm.
Sự khác nhau giữa 好不容易 và 好容易
Khi làm trạng ngữ
Như phần trước bọn mình đã trình bày, 好不容易 và 好容易 khi làm trạng ngữ trong câu sẽ có nghĩa y hệt nhau, tức là dùng 好不容易 hay 好容易 đều được. Thế nhưng, các bạn hãy đọc các câu ví dụ sau đây:
1. 他很傻,很天真,好容易受骗。
2. 小孩子好容易激动。
3. 她的手好容易出汗。
Ở câu ví dụ 1, ta thấy “Anh ta ngốc lắm, rất ngây thơ, rất dễ bị lừa”, trong câu này, nếu nói rằng 好容易 đồng nghĩa với 好不容易 thì không lẽ “Anh ta đần lắm, rất ngây thơ, không dễ bị lừa đâu”, thật phi lý, sao lại có chuyện ngược đời như này đúng không ? Các câu còn lại cũng gặp tình trạng phi logic tương tự nếu thay 好容易 bằng 好不容易.
Nếu các bạn để ý kỹ, các bạn sẽ nhận ra được rằng, những động từ như 受骗, 激动 và 出汗 trong 3 câu ví dụ kể trên đều là những động từ mang tính tiêu cực, có nghĩa xấu (贬义), mang tính quy luật và là những động từ thể hiện những hành động, việc làm mà người ta không mong muốn nó xảy ra. Chẳng ai muốn mình bị lừa, không ai muốn mình hay bị kích động, càng không ai thích việc mình bị bệnh đổ mồ hôi tay.
Chính vì lẽ đó, 好容易 trong 3 câu ví dụ kể trên sẽ có nghĩa là 很容易.
Vậy, khi nào 好容易 mới đồng nghĩa với 好不容易, tức 很不容易 ? Hỏi hay lắm!
Khi và chỉ khi những hành động, việc làm đã xảy ra rồi, đã kết thúc rồi, thì 好容易 lúc này mới đồng nghĩa với 好不容易, cả hai từ 好容易 và 好不容易 lúc này sẽ có nghĩa là 很不容易.
1. 我好容易才做完了这么多习题。/ 我好不容易才做完了这么多习题。
2. 他好容易才写好了这篇论文。/ 他好不容易才写好了这篇论文。
3. 我好容易找到了真爱。/ 我好不容易找到了真爱。
4. 好容易中彩票,应该如何去发财?/ 好不容易中彩票,应该如何去发财?
Điều kiện thứ nhất để 好容易 đồng nghĩa với 好不容易 là những hành động, việc làm đã xảy ra rồi, đã kết thúc rồi.
Điều kiện thứ hai để 好容易 đồng nghĩa với 好不容易 là những hành động, việc làm này đều là những việc thể hiện sự mong muốn của người nói, họ rất muốn điều đó xảy ra, họ đã khó khăn lắm mới đạt được những kết quả ấy. Ai chẳng muốn mình làm xong hết bài tập rồi đi chơi ? Ai không muốn viết cho xong bài luận văn để còn tốt nghiệp ? Ai lại chẳng muốn tìm được tình yêu đích thực ? Ai lại chê tờ vé số 3 đời mới trúng giải độc đắc ?
Nếu chịu khó quan sát, các bạn còn phát hiện ra một vài chi tiết khá thú vị, đó chính là trong câu mà 好容易 đồng nghĩa 好不容易 thường sẽ xuất hiện từ “才”, bổ ngữ kết quả (chữ 到, chữ 好), trợ từ 了,…
Khi làm vị ngữ
Khi 好容易 và 好不容易 làm vị ngữ thì lại quá dễ phân biệt, câu nào dùng 好容易 thì nó chính là 很容易, còn câu nào dùng 好不容易 thì câu đấy sẽ mang nghĩa 很不容易, không cần phân biệt hành động, việc làm trong câu mang nghĩa tiêu cực hay tích cực, đã xảy ra hay chưa xảy ra.
1. 这篇文章终于写好了,好容易啊!♥ Cuối cùng cũng viết xong bài này, ôi nó dễ gì đâu!
2. 这篇文章终于写好了,好不容易啊!♥ Cuối cùng cũng viết xong bài này, má ơi nó khó!
3. 依我看,这道题好容易!♥ Theo tôi thấy thì câu này dễ òm!
4. 依我看,这道题好不容易!♥ Ô tôi thấy câu này nó khó vãi chưởng đấy!
Bài học đến đây là hết rồi, cảm ơn các bạn đã lên lớp của HSKCampus ngày hôm nay. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài học tới!