Bàn về câu chữ 把 (Kỳ 1)

Câu chữ 把 là một trong những câu được dùng phổ biến nhất trong tiếng Trung, theo một số tài liệu nghiên cứu, chữ 把 là một trong những chữ Hán có tần suất sử dụng cao nhất trong đời sống sinh hoạt hằng ngày.

Mặc dù câu chữ 把 phổ biến đến thế, nhưng hầu như rất ít sách hay bộ giáo trình nào đề cập đến nguồn gốc hình thành cũng như sự phát triển của chữ 把. Do đó, HSKCampus sẽ nhân dịp này viết một vài dòng giới thiệu về câu chữ 把 đến với các bạn. Cùng nhau theo dõi nha!

câu chữ 把
Bàn về câu chữ 把 (kỳ 1)

Đôi nét về câu chữ 把

Như đã giới thiệu ở phần trên, câu chữ 把 là một trong những câu được sử dụng phổ biến nhất trong tiếng Hán hiện đại. Câu chữ 把 là câu được cấu tạo từ giới từ 把, cấu trúc của câu chữ 把 thông thường sẽ như thế này:

Cấu trúc câu chữ 把
乙怎么样
Ví dụ
门吹开了。

帽子带上。

Chúng ta có thể tạo ra hàng ngàn, hàng vạn câu chữ 把 nếu dựa theo cấu trúc này. Đặc điểm của loại câu này là ta sẽ đặt tân ngữ (宾语) phía trước động từ (动词). Như ví dụ ở câu trên, tân ngữ của “吹开了” là “门”, còn “帽子” là tân ngữ của “带上”. Hai câu trên còn có một cách nói khác như sau:

Khi không dùng câu chữ 把
风吹开了门。

你带上帽子。

Thế nhưng, nếu diễn đạt theo cách trên thì đây đã không còn là câu chữ 把 nữa, cách diễn đạt này gọi là câu động tân (动宾句), với tân ngữ đặt sau động từ.

Trong suốt quá trình lịch sử phát triển của tiếng Hán, có thể nói câu chữ 把 là một loại câu sinh sau đẻ muộn. Trong khi đó, câu động tân (动宾句) đã xuất hiện trong Giáp Cốt Văn (甲骨文) từ thời đại nhà Ân Thương (殷商时代), thậm chí cho đến triều đại Tiên Tần (先秦), Lưỡng Hán (两汉), Ngụy – Tấn – Nam – Bắc triều (魏晋南北朝) cũng không hề thấy sự xuất hiện của chữ 把 trong bất kỳ tài liệu sử sách nào để lại.

giáp cốt văn
Giáp Cốt Văn (甲骨文). Ảnh: DWNews

Mãi cho đến triều đại nhà Đường (唐代) mới bắt đầu xuất hiện câu chữ 把, từ đó câu chữ 把 dần trở nên phổ biến, nhất là vào thời nhà Minh (明代) và thời nhà Thanh (清代), câu chữ 把 được sử dụng rộng rải hơn bao giờ hết, cách sử dụng cũng khá là linh hoạt.

Cách sử dụng của câu chữ 把 kể từ thời nhà Minh, nhà Thanh và cho đến tận ngày nay đã ngày một quy chuẩn hơn. Một số cách dùng câu chữ 把 trước đây đã không còn tồn tại, chỉ một số ít cách dùng có ảnh hưởng lớn đến cách diễn đạt, cách hành văn của người Trung Quốc là còn tồn tại cho đến ngày nay.

Xét về góc độ giao tiếp xã hội tầm quy mô của cả đất nước Trung Quốc thì câu chữ 把 là một trong những câu đặc biệt quan trọng trong tiếng phổ thông (普通话). Trong hệ thống tiếng Quảng Đông (广东话) và  tiếng Khách Gia, hay còn gọi là tiếng Hẹ (客家话) thì không tồn tại câu chữ 把. Trong tiếng Tô Châu (苏州话) mặc dù là có sự tồn tại của câu chữ 把, nhưng cách diễn đạt của họ lại không hề có sự xuất hiện của chữ 把 (người ta thường dùng chữ 拿 để diễn đạt cho những câu dùng chữ 把 trong tiếng phổ thông).

Chính vì sự khác nhau giữa các tiếng địa phương đã tác động không nhỏ đến cách sử dụng của câu chữ 把.

Xét về kết cấu của câu chữ 把, theo cách diễn giải của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, nhất là trong hệ thống ngữ pháp học, chính vì có sự xuất hiện của câu chữ 把 mà tân ngữ mới bị dời đi lên phía trước động từ, đây là một hiện tượng rất lạ và ngược đời, kết cấu của câu chữ 把 vì thế mà phức tạp hơn loại câu động tân rất nhiều.

Từ những vấn đề kể trên, ta có thể thấy câu chữ 把 là một trong những hiện tượng ngôn ngữ phức tạp nhất trong tiếng Trung Quốc.

Sự phát triển của câu chữ 把

Cách sử dụng câu chữ 把 chưa bao giờ thực sự là quy chuẩn kể từ khi nó ra đời vào triều đại nhà Đường, chính vì vậy mà ý nghĩa ngữ pháp của nó cũng chưa bao giờ có thể gọi là rõ ràng, chuẩn xác.

Từ thời nhà Đường cho đến thời nhà Minh, không hề có sự phân biệt rạch ròi giữa giới từ 把 và giới từ 用. Hay nói cách khác, lúc bấy giờ, ta có thể dùng chữ 把 song song với chữ 用, 拿, 以, ta có thể hoán đổi chúng cho nhau cực kỳ dễ dàng. Hồi thứ 7 trong “Thủy Hử Truyện” đã chứng minh điều này:

智深左手拔住上戴。……,将那株绿杨树带跟拔起。

Các bạn chú ý quan sát kỹ nha, câu trên có sự xuất hiện của chữ 把, nhưng chữ 把 trong câu trên lại khác hoàn toàn với chữ 把 mà ta biết ngày nay. Như đã trình bày bên trên, đặc điểm của câu chữ 把 là sử dụng giới từ 把, chúng ta sẽ đặt tân ngữ trước động từ. Thế nhưng, bạn hãy xem kỹ lại câu trích dẫn trong truyện phía trên “智深把左手拔住上戴”, tân ngữ 上戴 lại đặt sau động từ 拔住. Khác hoàn toàn so với kết cấu câu chữ 把 ngày nay là “tân đặt trước động”.

Hóa ra trong câu này, tác giả truyện Thủy Hử là Thi Nại Am đã dùng chữ 把 để diễn đạt giới từ 拿, 用, 以. Câu 左手拔住上戴 thực chất là 左手拔住上戴, đây là câu có kết cấu động tân.

Trong suốt quá trình phát triển của tiếng Hán, từ tiếng Hán cổ đại đến tiếng Hán hiện đại, nhất là sau thời nhà Thanh, giới từ 把 và giới từ 用, 拿, 以 dần dần đã có sự phân chia rõ ràng hơn về mặt ý nghĩa từ vựng cũng như ý nghĩa ngữ pháp.

Ý nghĩa ngữ pháp câu chữ 把 chủ yếu nhấn mạnh đến hành vi, cách tác động đến đối tượng được nhắc đến trong văn nói, văn viết. Còn ý nghĩa ngữ pháp của 用, 拿, 以 thì chú trọng hơn về cách thức sử dụng của một vật nào đó được đề cập đến trong văn nói hay văn viết.

Cũng chính vì có sự phân biệt rõ ràng thế này mà hiện tượng sử dụng giới từ 把 song song cùng giới từ 用, 拿, 以 đã dần dần biến mất. Như trong câu ví dụ được lấy từ truyện Thủy Hử nói trên, nếu dùng tiếng Hán hiện đại để diễn đạt, thì ta sẽ nói như thế này: “智深用左手拔住上戴……”

Ngôn ngữ cũng giống như vạn vật đang tồn tại trên thế giới này vậy, luôn luôn không ngừng phát triển, mà sự phát triển này lại gắn liền với nhu cầu giao tiếp cơ bản của con người, nhất là với người dân Trung Quốc. Thiết nghĩ, chúng ta nên tôn trọng sự phát triển này, nên xem nó là một quy luật tự nhiên.

Cho đến tận ngày nay, trong một số tác phẩm văn học vẫn còn có hiện tượng dùng 把 và 用 để thay thế lẫn nhau, những lúc cần dùng 用, 拿, 以 thì họ lại dùng 把, cách diễn đạt như thế này là không đúng, nó chưa thể hiện được sự phát triển vốn có của tiếng Trung. Ví dụ như câu sau đây:

他在测量器前面,直起身子,两手撑在腰间,他黑亮的眼睛环视着周围的群山。

Chữ 把 trong câu này đáng lý ra phải dùng chữ 用. 把, 用 dùng thay thế lẫn nhau đã là hiện tượng ngôn ngữ của xã hội thời xưa rồi, chúng ta không thể cứ lôi nó tới thời hiện đại. Tuy rằng cách dùng này đã không còn tồn tại trong tiếng Hán hiện đại, nhưng nó vẫn là thứ ngôn ngữ của dân tộc Trung Hoa, chúng ta nên gìn giữ và bảo tồn nó trong các tác phẩm văn học thôi, nhất là những tác phẩm đã được sáng tác từ rất lâu.

Cách dùng linh hoạt của câu chữ 把

Như đã giới thiệu đến các bạn ở phần trên, cách dùng câu chữ 把 ngày một quy chuẩn và khoa học từ thời nhà Minh và nhà Thanh. Quy chuẩn ở đây tức là chữ 把 đã có ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp rõ ràng, chuyên dùng để chỉ đối tượng chịu sự ảnh hưởng, tác động từ một hành vi hay động tác nào đó.

Dĩ nhiên, “đối tượng” này phải đặt trước động từ chính trong câu. Thế nhưng, tầm ảnh hưởng quá lớn của chữ 把 trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Trung đã vô tình làm cho cách dùng quy chuẩn của câu chữ 把 ít nhiều có sự lung lay. Cụ thể hơn, các bạn có thể xem hai câu ví dụ dưới dây:

Cách dùng linh hoạt câu chữ 把
(1)开会前,他黑板上写了四个大字:欢迎指导。

(2)我们要学到手的技术真正发挥作用。

Hai câu ví dụ nêu trên đều không thể hiện được tính mạch lạc và trôi chảy, nguyên nhân chủ yếu ở việc lạm dụng chữ 把. Ở câu ví dụ (1), ta thấy người nói đã dùng chữ 把, một chữ chuyên dùng để dẫn ra đối tượng trong câu để thay thế cho những từ chỉ phương hướng, nơi chốn như 在, 向, 往.

Trong câu này, nên sửa chữ 把 thành chữ 在. Còn câu ví dụ (2), họ đã dùng giới từ 把 để thay thế cho những động từ mang nghĩa vận động, hoạt động theo ý muốn của bản thân như 使, 叫, 让.

Từ những ví dụ được kể trên, ta có thể thấy người Trung Quốc rất hay dùng chữ 把 trong nhiều trường hợp khác nhau. Những lúc nên dùng 用, 拿, 以, 在, 向, 往, 使, 叫, 让 thì họ lại dùng chữ 把, hiện tượng này không hề hiếm gặp.

Nhận biết câu chữ 把

Như chúng ta đã biết, đặc điểm của câu chữ 把 là ở việc vận dụng giới từ 把, cần phải mang tân ngữ ra trước động từ. Từ đặc điểm này, ta có thể rút ra kết luận: nếu đã mang tân ngữ ra trước động từ, thì chắc chắn không thể có chuyện xuất hiện thêm tân ngữ ở phía sau động từ chính trong câu. Chắc chắn là thế luôn, vậy thì chúng ta đã có manh mối trong việc nhận diện được câu nào là câu nên dùng chữ 把, câu nào là câu có thể biến đổi nó từ câu thông thường sang câu có chữ 把.

câu chữ 把
Kết cấu của câu chữ 把

Một số sách còn trình bày cấu trúc câu chữ 把 dưới hình thức như sau:

Kết cấu câu chữ 把
主语 + 把 / 将 + 宾语 + 谓语 + 其他

Chú ý: Chữ 将 là hình thức văn viết của chữ 把.

Ở câu chữ 把, nếu như ta thấy phía sau động từ chính của câu có xuất hiện tân ngữ, thì có thể khẳng định ngay đây là câu sai lỗi ngữ pháp. Quay ngược trở lại những câu ví dụ đã nêu ở trên để hiểu rõ hơn về lỗi sai cơ bản này nhé.

他在测量器前面,直起身子,两手撑在腰间,把他黑亮的眼睛环视周围的群山

Sau động từ 环视 có sự xuất hiện của tân ngữ 周围的群山.

开会前,他把黑板上四个大字:欢迎指导。

Sau động từ 写 có sự xuất hiện của tân ngữ 四个大字.

我们要把学到手的技术真正发挥作用

Sau động từ 发挥 có sự xuất hiện của tân ngữ 作用.

Từ 3 câu ví dụ trên, ta có thể thấy chúng không có nét gì là giống so với câu chữ 把 ngày nay cả. Trên thực tế, những chữ như 用, 拿, 以, 在, 向, 往, 使, 叫, 让 đều có thể mang theo tân ngữ phía sau, nhưng 把 thì không.

Đây là sự khác biệt rõ ràng nhất giữa giới từ 把 và các giới từ khác kể trên. Nếu các bạn thấy bất cứ ai nói hoặc viết câu chữ 把 mà lại đặt tân ngữ sau động từ thì cứ mạnh dạn phán họ diễn đạt sai.

Nói tới đây, chúng ta có một vấn đề khác phát sinh cần phải làm rõ. Tân ngữ không thể xuất hiện phía sau động từ chính trong câu chữ 把, và tân ngữ được bàn tới ở đây là những tân ngữ thông thường (一般宾语), có một số tân ngữ được xem như là trường hợp ngoại lệ. Các bạn cùng theo dõi 4 câu ví dụ dưới đây nhé.

Ví dụ (1): 给他一支笔。

Động từ 给 trong câu này có tới hai tân ngữ phía sau nó (trong hệ thống ngữ pháp tiếng Trung, những loại câu tương tự thế này thường được gọi là 双宾语句). 他 là tân ngữ gián tiếp (còn gọi là tân ngữ phụ). 一支笔 là tân ngữ trực tiếp (hay còn gọi là tân ngữ chính). Nếu ta chuyển câu này thành câu chữ 把, nó sẽ được viết như sau:

这支笔

Tân ngữ trực tiếp (tân ngữ chính) được đặt phía trước động từ, còn tân ngữ gián tiếp (tân ngữ phụ) sẽ đặt sau động từ.

Ví dụ (2): 脱了一件衣服。

Trong câu này, 一件衣服 là tân ngữ của động từ 脱, còn 一件 là cụm từ bổ sung ý nghĩa (修饰语) cho danh từ 衣服. Câu này sẽ được chuyển thành câu chữ 把 như sau:

衣服脱了一件

衣服 là tân ngữ thông thường (一般宾语), được đặt trước động từ 脱, trong khi đó 一件 là tân ngữ chỉ số lượng (数量宾语), được đặt sau động từ 脱.

Ví dụ (3): 撤职了两个人。

两个人 trong câu ví dụ (3) là tân ngữ của 撤职. Nếu là câu chữ 把, câu này sẽ được diễn đạt như sau:

两个人撤了

两个人 được dời lên phía trước động từ 撤职, do đây chỉ là tân ngữ thông thường (一般宾语), còn động từ 撤职 vốn là động từ ly hợp (离合动词), 职 là tân ngữ của động từ 撤, sẽ được giữ lại phía sau động từ chính trong câu chữ 把, chính là 撤.

Ví dụ (4): 分析了队里的情况。

Rất dễ nhận ra, cụm danh từ 队里的情况 là tân ngữ của động từ 分析. Ta sẽ biến đổi câu này sang câu chữ 把 như sau:

队里的情况作了分析

队里的情况 là tân ngữ thông thường, sẽ được dời lên phía trước động từ 作, lúc này động từ 分析 đã trở thành tân ngữ chỉ hành vi, hành động (行为宾语), do vậy ta buộc phải thêm động từ 作 vào câu để nó mang theo tân ngữ phía sau mình. HSKCampus trong những bài viết sau sẽ trình bày cụ thể hơn lý do vì sao phải thêm 作 hoặc 进行 vào trước những động từ khác. Các bạn nhớ đón đọc nha.

Tất cả những tân ngữ được liệt kê trong các câu ví dụ nói trên như: tân ngữ thông thường (一般宾语), tân ngữ chỉ số lượng (数量宾语), tân ngữ của động từ ly hợp và tân ngữ chỉ hành vi, hành động (行为宾语) đều là những tân ngữ thuộc trường hợp đặc biệt, có thể đặt sau động từ chính trong câu chữ 把. Thêm một trường hợp khác nữa mà ta có thể đặt tân ngữ sau động từ, đó là những câu có cấu trúc như thế này:

Cấu trúc đặc biệt của câu chữ 把
把甲当(当作、称作、看作、作为、变为、说成、……)乙
Ví dụ
车间战场。

压力动力。
当作被,当作床。

Trừ những trường hợp nói trên có thể đặt tân ngữ phía sau động từ trong câu chữ 把, chứ thường thì không thể nào có chuyện như vậy, quy luật của câu chữ 把 là thế.

Tính chất của việc dời tân ngữ lên trước

Như ta đã biết, tân ngữ lúc nào cũng nằm đằng sau động từ, đấy là quy luật trong loại câu động tân (动宾句), hiện tượng này ta gọi là 后置宾语, một số bài luận văn và tạp chí nghiên cứu khoa học gọi 后置宾语 là “hậu vị tân ngữ” (“hậu” nghĩa là phía sau, “vị” là vị trí, “hậu vị tân ngữ” là tân ngữ nằm ở phía sau).

HSKCampus sẽ mượn cách gọi này để áp dụng cho những nội dung được trình bày dưới đây. Trong câu chữ 把 thì tân ngữ sẽ dời lên phía trước, hiện tượng này ta gọi là 前置宾语, hay “tiền vị tân ngữ” (“tiền” nghĩa là phía trước, “vị” là vị trí). Giữa hậu vị tân ngữ (后置宾语) và tiền vị tân ngữ (前置宾语) không đơn thuần chỉ khác nhau về vị trí trong câu, mà nó còn khác nhau ở cách diễn đạt.

câu chữ 把
Vị trí của tân ngữ trong câu chữ 把

Ở phần trên, ta có câu ví dụ như thế này:

给他一支笔。

Đây là câu có tới hai tân ngữ. Khi chuyển câu này sang dạng câu chữ 把, ta không thể cứ ngang nhiên bê số lượng từ ra phía trước, như là: 把一支笔给他. Cách viết chính xác phải là:

这支笔给他。

Đọc tới đây chắc các bạn sẽ đặt ra câu hỏi, vì sao chúng ta lại phải sửa “一支笔” thành “这支笔” nhỉ ? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải quay lại vấn đề mới vừa nói khi nãy là tiền vị tân ngữ, lần này chúng ta sẽ bàn tới tính chất của tiền vị tân ngữ.

Nếu như chỉ dùng đúng một câu để nói rõ vấn đề này thì ta sẽ giải thích hiện tượng trên như sau: hậu vị tân ngữ trong câu động tân thường là những tân ngữ không rõ ràng, không cụ thể (无定), còn tiền vị tân ngữ trong câu chữ 把 lại là những tân ngữ rõ ràng, cụ thể, được xác định từ trước (有定). Thế tóm lại là “như lào” ?

tiếng trung hskcampus

Để mình lấy ví dụ cụ thể hơn nhé. Giả sử chúng ta có 3 người bạn là A, B và C. Bạn A nói với bạn B rằng:

你给他(指 C)一支笔。- Mày đưa cho nó (ý chỉ bạn C) một cây bút đi.

“一支笔” (một cây bút) trong câu ví dụ trên là tân ngữ không rõ ràng, không cụ thể (无定的). Bởi vì đơn giản, bạn A không chịu nói rõ một cây bút ở đây là một cây bút như thế nào, trong hộp bút, trên bàn, ngăn bàn, cặp,… có cả chục cây, biết lấy cây nào, rồi có cây bút đỏ, cây bút xanh, bút nhớ, bút chì,… bla bla. Bạn B chắc chắn cũng vì không biết rõ phải lấy cây nào nên sẽ bóc đại cho mà xem. Đấy, bạn A không nói rõ, bạn B thì quơ đại, nên là “一支笔” ở đây là tân ngữ không xác định (无定的).

Thế nhưng, nếu dùng câu chữ 把 thì tình thế lại khác, giả dụ bạn A nói với bạn B rằng:

这支笔给他。(指 C)- Mày đưa cây bút này cho nó đi. (ý chỉ bạn C)

“这支笔” trong câu này không thể nào là một vật không thể xác định được, “这支笔” không thể nào có chuyện muốn lấy cây nào là lấy, vì bạn A đã chỉ rõ nên lấy cây nào rồi (bạn A đã dùng đại từ chỉ thị 这), bạn B vì vậy mà cũng sẽ biết nên lấy cây bút nào. Đây là đặc điểm thấy rõ nhất của tân ngữ trong câu chữ 把, lúc nào cũng là rõ ràng, cụ thể (有定).

Chính vì tiền vị tân ngữ trong câu chữ 把 luôn là những tân ngữ rõ ràng, cụ thể (有定的), thế nên là tân ngữ trong câu chữ 把 phải cần có sự bổ trợ của đại từ đặc chỉ (特指代词). Lấy vị dụ cụ thể luôn

Ví dụ
1. 我早晚要把这块多余的肉咬掉。

2. 他慌乱地把那个黑乎乎的手绢挂在一个不常用的闸把上。

Chữ 这, 那 trong hai câu ví dụ nêu trên chính là đại từ đặc chỉ. Nếu như thay thế chữ 这, 那 bằng những từ như 一、些、几 thì câu chữ 把 này sẽ sai về mặt ngữ pháp. Lại lấy thêm ví dụ nữa nhé

Ví dụ
3. 你把一些杂志给他。

4. 不管是谁,把几个人找来问问!

Trong câu ví dụ (3), nếu đã xác định được quyển tạp chí cần đưa (ví dụ như tạp chí du lịch, kinh tế, tài chính,… chẳng hạn)  thì ta nên diễn đạt như sau:”你把这些 (hoặc 那些) 杂志给他。” Còn nếu không xác định nên đưa tạp chí nào thì ta chuyển sang dùng câu động tân:”你给他一些杂志。”

Ở câu ví dụ 4, chữ 谁 trong 不管是谁 rõ ràng là có biết chính xác là ai đâu, thế nên chữ 人 trong vế câu sau chắc chắn là đối tượng không rõ ràng, không cụ thể (无定). Câu này nên sửa thành câu động tân:”不管是谁,找几个人来问问!”.

Vì là tiền vị tân ngữ trong câu chữ 把 lúc nào cũng là tân ngữ đã được xác định rõ ràng, thế nên lúc chúng ta dịch từ câu tiếng Trung sang câu tiếng Anh, phía trước tân ngữ trong câu tiếng Anh lúc nào cũng thêm mạo từ “the” chứ không phải “a” hay “an” . Hiện tượng ngôn ngữ này đã chứng minh tân ngữ trong câu chữ 把 chắc chắn là tân ngữ rõ ràng, cụ thể (有定).

Bàn về câu chữ 把 (kỳ 1) đến đây xin phép được tạm dừng. Ở kỳ 2, chúng ta sẽ cùng nhau tiếp tục tìm hiểu thêm về câu chữ 把 với rất nhiều thông tin bổ ích như:

  • Vì sao tân ngữ trong câu chữ 把 lại phải đặt trước động từ ?
  • Hiện tượng ngôn ngữ câu chữ 把 trong cách diễn đạt xưa và nay
  • Quy luật bất thành văn trong cách diễn đạt câu chữ 把
  • Đặc điểm của động từ trong câu chữ 把
  • Đặc điểm của câu chữ 把 khi dùng ở thể phủ định

Mong các bạn độc giả tiếp tục ủng hộ và theo dõi tiếp kỳ 2 của bài viết Bàn về câu chữ 把 do HSKCampus biên soạn trong chuyên mục ngữ pháp tiếng Trung. Chân thành cảm ơn các bạn!

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ cảm nghĩ của bạn

Địa chỉ e-mail của bạn sẽ không hiển thị công khai đâu. Đừng lo !