Bổ ngữ khả năng trong tiếng Trung

Có thể nói, bổ ngữ khả năng (可能补语) là một trong những bổ ngữ thú vị và dễ học nhất trong hệ thống ngữ pháp tiếng Trung. Cái hay của bổ ngữ khả năng là ở chỗ loại bổ ngữ này có sự lệ thuộc vào bổ ngữ kết quả (结果补语) và bổ ngữ xu hướng (趋向补语). Nếu bạn đã học qua hai loại bổ ngữ kể trên, là coi như bạn đã nắm chắc phần thắng trong tay khi muốn chinh phục bổ ngữ khả năng.

bổ ngữ khả năng
可能补语 – Bổ ngữ khả năng

Bổ ngữ khả năng (可能补语) là gì ?

Đúng như tên gọi “khả năng” của nó, bổ ngữ khả năng là loại bổ ngữ được đặt sau động từ, ý nghĩa mà bổ ngữ khả năng muốn diễn đạt là liệu hành động, việc làm nào đó có khả năng thực hiện được hay không.

Cấp độ ngữ pháp của bổ ngữ khả năng (可能补语)

Chúng ta sẽ được học bổ ngữ khả năng (可能补语) khi trình độ tiếng Trung của chúng ta đạt HSK 3, tức ở trình độ Sơ cấp (初等). Đây cũng là bổ ngữ thứ 3 mà chúng ta được học trong lộ trình chinh phục tiếng Trung, trước đó là bổ ngữ kết quả (结果补语) và bổ ngữ xu hướng (趋向补语).

Cách diễn đạt bổ ngữ khả năng (可能补语)

Sở dĩ bọn mình khi nãy bảo rằng bổ ngữ khả năng rất dễ học là vì đây là bổ ngữ có sự lệ thuộc rất lớn vào hai loại bổ ngữ mà ta đã được học trước đây là bổ ngữ kết quả và bổ ngữ xu hướng.

Ôn lại một tí về hai bổ ngữ hôm trước mà tụi mình đã học. Như chúng ta đã biết, bổ ngữ kết quả và bổ ngữ xu hướng đều đặt ngay sau động từ.

Với bổ ngữ kết quả, ta sẽ đặt bổ ngữ này sau động từ, nhằm muốn diễn đạt một hành động, việc làm nào đó đã hoàn thành, đã kết thúc.

Bổ ngữ kết quả

Công thức: Động từ + bổ ngữ kết quả

Ví dụ: 这台电视机已经修好了。(động từ 修 + bổ ngữ kết quả 好 –> 修好)

Với bổ ngữ xu hướng, ta cũng sẽ đặt bổ ngữ này sau động từ, nhằm muốn diễn đạt chiều hướng di chuyển của động tác, hành động.

Bổ ngữ xu hướng

Công thức: Động từ + bổ ngữ xu hướng

Ví dụ: 我的书包里面怎么没有平板呢?你放进去了吗?(động từ 放 + bổ ngữ xu hướng 进去 –> 放进去)

Rồi, bây giờ ta sẽ chuyển qua bổ ngữ khả năng nhé. Để diễn đạt bổ ngữ khả năng, ta chỉ việc chèn thêm 得 / 不 vào giữa động từ và bổ ngữ kết quả / bổ ngữ xu hướng là được. Cụ thể như sau:

Công thức

Thể khẳng định: động từ + 得 + bổ ngữ kết quả / bổ ngữ xu hướng (nghĩa là làm được)

Thể phủ định: động từ + 不 + bổ ngữ kết quả / bổ ngữ xu hướng (nghĩa là không làm được)

Ví dụ

Bổ ngữ kết quả: 这台电视机已经修好了。
Bổ ngữ khả năng: 这台电视机太旧了,修不好。♥ Cái tivi này cũ quá rồi, sửa không được.
Bổ ngữ khả năng: 这台电视机是今年出厂的,肯定修得好。♥ Cái tivi này mới sản xuất năm nay, chắc chắn là sửa được.

Bổ ngữ xu hướng: 你放进去了吗?
Bổ ngữ khả năng: 你的书包太小了,平板放不进去。♥ Balo cậu bé quá, cái máy tính bảng để không vô.
Bổ ngữ khả năng: 看来我要买大一点儿的书包,这样平板会放得进去。♥ Xem ra tớ phải mua cái balo to hơn tí, có thế mới để thêm được cái máy tính bảng vô nữa.

Thêm một vài ví dụ về chữ 得 / 不 đứng trước bổ ngữ xu hướng sẽ tạo nên bổ ngữ khả năng

Ví dụ

1. 这个问题的答案我怎么也想不出来

2. 地图在你迷路时,肯定用得上

3. 我要是把钱塞得进去你的钱包就好了,可惜你的钱包没了,哈哈!

Các bạn thấy chưa ? Bổ ngữ khả năng dễ dùng lắm luôn. Trường hợp nếu muốn dùng bổ ngữ khả năng ở thể nghi vấn (đặt câu hỏi), ta sẽ có 2 cách để đặt câu hỏi:

Cách 1: Ta chỉ việc ghép thể khẳng định và thể phủ định của bổ ngữ khả năng lại với nhau là được. Nó như này nè:

Công thức
Bổ ngữ khả năng thể khẳng định + bổ ngữ khả năng thể phủ định

Ví dụ
这么小的字,你看得见看不见?♥ Chữ bé tí như này, cậu có nhìn được không vậy ?

Cách 2: Ta đặt trợ từ 吗 ngay sau thể khẳng định của bổ ngữ khả năng là được

Công thức
Bổ ngữ khả năng thể khẳng định + 吗

Ví dụ
你怎么点了这么多菜?吃得完吗?♥ Sao cậu gọi nhiều món quá vậy ? Có ăn hết nổi không đấy ?

Bổ ngữ khả năng (可能补语) về cơ bản chính là như vậy. Ở nội dung kế tiếp của bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu các cách sử dụng đa dạng của bổ ngữ khả năng.

Vị trí của tân ngữ trong bổ ngữ khả năng

Thường thì tân ngữ sẽ được đặt sau bổ ngữ khả năng, tuy nhiên, trong trường hợp nếu tân ngữ quá dài, quá phức tạp, ta có thể đặt tân ngữ ở phía trước hay sau chủ ngữ đều được.

Ví dụ

1. A:你买得起这么贵的自行车吗?(买得起: mua nổi)
   B:我买不起这么贵的自行车。/ 这么贵的自行车我买不起。(买不起: mua không nổi; không mua nổi)

2. 我看不清楚那几个字。

Phân biệt bổ ngữ khả năng, bổ ngữ kết quả và bổ ngữ trình độ (程度补语)

Chúng ta sẽ học bổ ngữ trình độ (hay còn gọi: bổ ngữ mức độ) ở những bài học tới, tuy nhiên nếu các bạn đã học qua rồi thì có thể ôn lại ở phần này.

Với những bạn chưa học qua bổ ngữ trình độ (程度补语), các bạn tạm so sánh trước sự khác nhau giữa bổ ngữ kết quả và bổ ngữ khả năng. Lần tới, khi các bạn đã cùng HSKCampus học qua bổ ngữ trình độ rồi thì hãy quay lại bài viết này để tìm hiểu sự khác nhau giữa 3 bộ ngữ này nhé.

Xét về góc độ ngữ nghĩa

Ta sẽ rất dễ nhầm lẫn về ngữ nghĩa mà 3 bổ ngữ này muốn diễn đạt, các bạn hãy đọc đi đọc lại nhiều lần các mẫu câu ví dụ dưới đây nhé.

Bổ ngữ trình độ

这件衣服洗得很干净。(sau khi giặt thì quần áo sạch là đương nhiên, và nó sạch ở mức độ: rất sạch sẽ)

Bổ ngữ khả năng

这件衣服不太脏,洗得干净。(quần áo không bẩn lắm, có thể giặt sạch được)

Bổ ngữ kết quả

这件衣服洗干净了。(quần áo đã được giặt sạch rồi, nhưng sạch ở mức độ nào thì không nói)

Xét về góc độ ngữ pháp

Vị trí tân ngữ trong câu

Bổ ngữ trình độ

1. 衣服他洗得很干净。

2. 他洗衣服洗得很干净。

Có thể thấy, ta không thể đặt tân ngữ ở phía sau bổ ngữ trình độ

Bổ ngữ kết quả

1. 这件衣服她洗干净了。

2. 她洗干净了这件衣服

Bổ ngữ khả năng

1. 这件衣服我洗得干净。

2. 我洗得干净这件衣服

Khi bổ ngữ ở thể phủ định

Ví dụ

Bổ ngữ trình độ: 衣服他洗得干净。

Bổ ngữ kết quả: 这件衣服她洗干净。

Bổ ngữ khả năng: 这件衣服我洗干净。

Khi bổ ngữ dùng ở câu nghi vấn

Ví dụ

Bổ ngữ trình độ: 衣服你洗得干净不干净

Bổ ngữ kết quả: 这件衣服她洗干净了吗?/ 这件衣服她洗干净了没 (有)

Bổ ngữ khả năng: 这件衣服你洗得干净洗不干净?/ 这件衣服你洗得干净吗

Trông hơi rối lắm đúng hông ? Chú ý đừng có đọc một lèo hết các câu ví dụ đó nhé, hãy đọc từ từ, chậm rãi từng câu ví dụ một. Một khi bạn đã quen với cách diễn đạt của một bổ ngữ nào đó rồi thì mới chuyển sang bổ ngữ kế tiếp, lúc đó bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt vô cùng tự nhiên mà không cần phải vắt óc ra phân tích.

tiếng trung hskcampus

Sự khác nhau giữa bổ ngữ khả năng và động từ năng nguyện (能)

Trong những năm tháng đi dạy tiếng Trung, HSKCampus đã nhận được không ít câu hỏi từ các bạn học trò rằng liệu có thể dùng động từ năng nguyện 能 để thay thế cho bổ ngữ khả năng không, vì động từ 能 cũng mang nghĩa một hành động nào đó có khả năng thực hiện được hay không, chắc là thay thế được nhỉ ?

Bậy nào, làm gì có chuyện cũng cùng là một vấn đề mà lại đi lấy động từ năng nguyện 能 thay thế cho bổ ngữ khả năng.

tiếng trung hskcampus

Ở đây chúng ta có hai vấn đề cần phải làm rõ.

Thứ nhất

Nếu bản thân chúng ta có thể tự thực hiện được một việc nào đó trong khả năng mà không bị ảnh hướng bởi bất kỳ yếu tố nào tác động đến, ta sẽ dùng động từ năng nguyện 能.

Trường hợp ta cũng có thể thực hiện được một việc nào đó trong khả năng, nhưng chuyện có thành hay không thì lại phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác mang tính khách quan.

Để mình ví dụ cho các bạn dễ hình dung.

Trường hợp dùng động từ 能

他们算老几。我一个人打过他们。♥ Bọn nó là cái thá gì. Một mình tôi dư sức bem được tụi nó (không cần ai giúp, một mình mình đã đủ sức so găng với tập thể)

Trường hợp dùng bổ ngữ khả năng

A:他们三个人,你一个人打过吗?♥ Tụi nó có 3 người lận, cậu thì chỉ có một mình, nhắm đánh lại không ?

B:当然打不过啊,我们至少有四个人才打得过他们。♥ Đương nhiên sao đánh lại được, tụi mình ít cũng phải 4 người thì may ra mới đánh lại bọn nó. (cần có phải có sự giúp sức – yếu tố khách quan, thì mới làm được)

Lại lấy thêm một ví dụ khác

Trường hợp dùng động từ 能

这篇文章一个小时就打出来。(khả năng đánh máy rất tốt, có thể đánh được một bài văn chỉ trong một giờ đồng hồ, bất luận bài văn đó dài hay ngắn, khó hay dễ)

Trường hợp dùng bổ ngữ khả năng

A:这篇文章一个小时打得出来吗?♥ Bài này nhắm đánh xong trong một giờ hông ?

B:打得出来。♥ Được, đánh được nhé. (để trả lời được câu này, người nói cần phải đánh giá độ dài của bài viết như thế nào, quá dài hay quá ngắn. Sau khi xem xét thì mới đưa ra câu trả lời. Nghĩa là nếu muốn đánh được bài viết này trong một giờ, ta phải lệ thuộc vào nội dung của bài viết)

Cũng có trường hợp động từ năng nguyện 能 và bổ ngữ khả năng cùng xuất hiện trong một câu. Lúc này ý nghĩa của câu sẽ giống với trường hợp chỉ dùng duy nhất động từ 能, sự xuất hiện của bổ ngữ khả năng chỉ có tác dụng nhấn mạnh ý người nói thôi.

Ví dụ

1. 这个箱子有点儿重,但我能搬得动

2. 她学习很努力,能跟得上其他同学。

Thứ hai

Khi dùng ở thể phủ định, 不能 ngoài việc mang nghĩa không thể thực hiện được một việc nào đó ra, nó còn mang nghĩa cấm đoán, không cho phép. Bổ ngữ khả năng không hề có nghĩa này.

Ví dụ

1. 他们正在开会,你不能进去。(không thể nói 你进不去)

2. 你不能说出这种伤害人的话。(không thể nói 你说不出这种…)

Cách dùng bổ ngữ khả năng (可能补语)

了 làm bổ ngữ khả năng

Khi (lúc này ta sẽ đọc là /liǎo/, không đọc là /le/) làm bổ ngữ khả năng, nó sẽ mang hai ý nghĩa, dùng cho hai trường hợp khác nhau.

Công thức

Thể khẳng định: động từ / tính từ + 得 + 了 (liǎo)

Thể phủ định: động từ / tính từ + 不 + 了 (liǎo)

Trường hợp 1: 了 mang nghĩa liệu một hành động, việc làm nào đó có thực hiện được hay không. Ta có thể dịch là “được; xuể”.

Ví dụ

1. 虽然他年纪大了,但他还是走得了那么远的路。(có thể đi được một quãng đường dài)

2. 很抱歉,我们真的帮不了你。(không giúp được)

Trường hợp 2: 了 lúc này sẽ có nghĩa tương đồng với “完”, mang nghĩa chỉ một hành động, việc làm nào đó nếu đã làm rồi thì có làm đến nơi đến chốn không; hoặc dùng để chỉ một số lượng nào đó có được tận dụng triệt để không. Có thể dịch là “xong; hết”.

Ví dụ

1. 点了这么多菜,咱们吃得了吗?(kêu quá nhiều món, liệu có ăn hết được hay không ?)

2. 我们一个月花不了那么多钱?(tiền nhiều quá, liệu có tiêu hết nổi trong một tháng không ?)

得 làm bổ ngữ khả năng

Khi (lúc này ta đọc là /dé/, không đọc là /de/) làm bổ ngữ khả năng, ta sẽ có cách diễn đạt như sau:

Công thức

Thể khẳng định: động từ đơn âm tiết + 得 (dé)
–> Mang nghĩa một hành động, việc làm nào đó mà ta có thể thực hiện

Thể phủ định: động từ / tính từ + 不得 (dé)
–> Mang nghĩa một hành động, việc làm nào đó về mặt khách quan là không được phép làm, nếu cố tình làm sẽ gây ra hậu quả không mong muốn, không đáng có

Ví dụ

1. 这种恐怖电影是小孩子看得的吗?♥ Phim kinh dị này trẻ em có xem được hông ?

2. 这件衣服放在洗衣机里面洗得洗不得?♥ Bộ quần áo này có đem đi giặt máy được hông ?

3. 箱子里有鸡蛋,压不得。♥ Trong thùng có trứng đấy, đừng đè lên đấy nhé. (về mặt khách quan là không được phép đè, đè lên là trứng vỡ hết)

4. 路上车多,大意不得。♥ Xe cộ ngoài đường đông lắm đấy, đừng có lơ là à.

5. 这些剩菜吃不得了,快倒掉吧。♥ Mớ đồ ăn thừa này không ăn được nữa rồi, mang nó đi đổ nhé.

Trong tiếng Trung, có rất nhiều ngữ cố định (ý chỉ những từ ngữ lúc nào cũng đi chung với nhau) dùng tới chữ 得 /dé/ trong bổ ngữ khả năng. Ví dụ như: 顾得, 顾不得, 舍得, 舍不得, 怨不得, 恨不得, 巴不得,… thường thì những ngữ cố định này ngoài việc mang nghĩa khả năng ra, đôi lúc nó còn mang nghĩa rất đặc biệt, chả liên quan gì đến bổ ngữ khả năng.

Ví dụ

1. 最近事情太忙,顾得这个,顾不得那个。♥ Dạo này bận bù đầu bù cổ, ôm được chuyện này, lại không quán xuyến được chuyện kia.

2. 只要你舍得花时间学习,就能学好。♥ Miễn là bạn chịu nhín chút thời gian ra học là đã có thể nắm được bài rồi. (舍 nghĩa là “vứt đi; bỏ đi”; 得 /dé/ nghĩa là “được” –> 舍得 nghĩa là bỏ được –> tức chịu bỏ thời gian ra học)

3. 马上要回国了,我真舍不得这里的一切。♥ Sắp phải về nước rồi, thiệt tôi không nỡ phải bỏ mọi thứ lại ở đây. (舍 nghĩa là “vứt đi; bỏ đi”; 不得 nghĩa là “không được” –> 舍不得 nghĩa là không bỏ được –> tức không nỡ phải bỏ mọi thứ)

4. 都怪我没说清楚,也怨不得你误会。♥ Cũng trách do tớ không nói rõ, chả trách (thảo nào) cậu hiểu lầm. (怨 nghĩa là “trách; hận”; 不得 nghĩa là “không được” –> 怨不得 nghĩa là không thể trách móc –> tức là “thảo nào; chả trách”)

5. 我恨不得长出一对翅膀马上飞回去。♥ Tôi rất muốn mọc cánh bay về ngay và luôn. (恨不得 lúc này nghĩa là 希望, tức “muốn; hi vọng; ước gì”)

6. 今天,许多人都巴不得有这样稳定的一份工作。♥ Thời buổi bây giờ, nhiều người ước gì có được một công việc ổn định như thế này. (巴不得 lúc này có nghĩa là 希望;愿望, nghĩa là “ước gì; mong sao; chỉ hi vọng; phải chi;…”)

来 làm bổ ngữ khả năng

Khi làm bổ ngữ khả năng, nó sẽ mang nghĩa chỉ một hành động, việc làm nào đó có đáng để ta thực hiện không; hoặc nó sẽ mang nghĩa rằng ta đã quen với việc làm nào đó chưa. Đôi khi còn mang nghĩa có hợp không, có qua lại được không, có sống chung được với nhau hay không.

Ta có cách diễn đạt như sau:

Công thức

Thể khẳng định: động từ + 得 + 来

Thể phủ định: động từ + 不 + 来

Ví dụ

1. 他们是好朋友,很合得来。♥ Bọn họ là bạn thân với nhau cả, ở với nhau khá hợp. (có thể ở chung với nhau)

2. 虾酱豆腐米线有一种特别的味道,我吃不来。♥ Bún đậu mắm tôm có một vị rất là đặc trưng mà tôi không tài nào ăn nổi. (ăn không quen)

3. 花那么多钱买件衣服真划不来。♥ Cảm thấy không đáng khi phải bỏ ra một số tiền lớn để mua bộ đồ này. (不值得)

住 làm bổ ngữ khả năng

Khi làm bổ ngữ khả năng, nó sẽ mang nghĩa liệu rằng một hành động, việc làm nào đó có kiên trì được hay không, có trụ vững được hay không. Đôi khi chỉ mang nghĩa cơ bản của bổ ngữ khả năng, tức có khả năng thực hiện được một việc nào đó hay không.

Công thức

Thể khẳng định: động từ + 得 + 住

Thể phủ định: động từ + 不 + 住

Ví dụ

1. 没关系,我能忍得住。♥ Không sao đâu, tôi chịu đựng được.

2. 他这个人靠不住,你别相信他。♥ Con người anh ta không đáng tin chút nào, cậu đừng tin hắn.

3. 不用扶我,我站得住。♥ Không cần dìu tớ, tớ tự đứng vững được.

着 làm bổ ngữ khả năng

Khi (lúc này ta đọc /zháo/, không đọc là /zhe/) làm bổ ngữ khả năng, nó sẽ mang hai nghĩa. Một là, sẽ chỉ một hành động, việc làm nào đó có đáng để ta thực hiện không. Hai là, một hành động, việc làm nào đó đã đạt được mục đích mà ta mong đợi chưa. Lúc này chữ đồng nghĩa với chữ 到.

Công thức

Thể khẳng định: động từ + 得 + 着 (zháo)

Thể phủ định: động từ + 不 + 着 (zháo)

Ví dụ

1. 为这点儿小事,你犯得着跟他吵架吗?♥ Có mỗi cái chuyện nhỏ nhặt thế này, có đáng để cãi tay đôi với nó không ? (ý chỉ một việc làm nào đó có đáng để ta thực hiện không)

2. 你要的书我找了好几个书店,可是还买不着。(买不到)

Một số cách dùng bổ ngữ khả năng khác

Thật ra thì những cách dùng này có liên quan đến quán dụng ngữ (惯用语), đây là cách nói dân dã, quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của người Trung Quốc. Ví dụ như 吃得消, 吃不消 (nghĩa là “chịu không nổi”)

Ví dụ

1. 我们公司的工作很辛苦的,你能确保自己吃得消吗?♥ Công việc ở công ty chúng tôi khá vất vả, anh nhắm chịu nổi không ?

2. 我最近身体不舒服,看来吃不消这种工作。À, dạo này tôi thấy không được khỏe, chắc làm không nổi việc này rồi.

Bài học về bổ ngữ khả năng (可能补语) đến đây là hết rồi. Các bạn nhớ học bài, ôn bài thường xuyên nhé. Và cũng đừng quên thường xuyên lên lớp tiếng Trung của HSKCampus để học thêm nhiều kiến thức bổ ích nha!

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ cảm nghĩ của bạn

Địa chỉ e-mail của bạn sẽ không hiển thị công khai đâu. Đừng lo !