Tết Trung Thu

Tết Trung Thu còn được gọi là Tết Đoàn Viên, Nguyệt Tịch, Tết Trọng Thu,… là một trong những ngày lễ tết cổ truyền lớn nhất của Trung Quốc, chỉ xếp sau Tết Nguyên Đán. Tết Trung Thu là nét văn hóa truyền thống rất đẹp của người dân Trung Quốc bởi ý nghĩa và những hoạt động được tổ chức vào ngày tết hôm đó.

tết trung thu
中秋节 – Tết Trung Thu

Theo cách tính của người Trung Quốc xưa, tháng 7, 8 và 9 âm lịch là ba tháng mùa thu của năm, trong khi đó ngày rằm tháng 8 âm lịch (tức ngày 15/8 âm lịch) lại rơi đúng vào thời điểm giữa mùa thu, nên cái tên Trung Thu cũng xuất phát tại thời điểm này.

Tết Trung Thu xuất hiện vào thời Đường và được chính thức công nhận là một ngày lễ tết truyền thống của Trung Quốc vào thời Tống khi mà Tết Trung Thu đã trở nên quá phổ biến vào thời kỳ ấy.

Nguồn gốc Tết Trung Thu

Về nguồn gốc của ngày Tết Trung Thu từ đâu mà có, thì có rất nhiều sử sách ghi lại với nhiều thuyết khác nhau, và có lẽ thuyết Hằng Nga bay lên Mặt Trăng là thuyết nổi tiếng nhất được người Trung Quốc truyền miệng nhau qua nhiều thế hệ cũng như được nhiều tài liệu sử sách ghi chép lại.

Hằng Nga, hay còn gọi là Thường Nga (tiếng Trung: 嫦娥), là một vị nữ thần Mặt Trăng, là một trong những vị nữ thần nổi tiếng nhất trong loạt truyện thần thoại của các quốc gia Đông Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) và Đông Nam Á (Việt Nam).

Truyện kể rằng Hằng Nga đã uống một loại thuốc trường sinh bất lão (do Tây Vương Mẫu ban tặng cho Hậu Nghệ) vào đúng ngày rằm tháng 8 âm lịch, nhưng vì tác dụng của thuốc quá lớn, đã khiến cho Hằng Nga bay lên Mặt Trăng. Người Trung Quốc bảo nhau cứ vào ngày này hễ nhìn lên cung trăng là sẽ thấy bóng hình của vị nữ thần Hằng Nga, tập tục ngắm trăng (thưởng nguyệt) cũng từ đây mà dần trở nên phổ biến.

Người dân xem Hằng Nga là một vị thần, do đó mà vào ngày rằm tháng 8 âm lịch, là ngày mà trăng tròn nhất, sáng nhất, họ thường bày mâm cỗ cúng trăng, cầu nữ thần Hằng Nga mang lại sự bình an, hạnh phúc.

hằng nga
Hằng Nga. Ảnh: The National Library of China
hằng nga
Hằng Nga
tết trung thu
Các hoạt động ngắm trăng, cúng trăng, bày mâm cỗ ngày Tết Trung Thu xưa. Ảnh: The National Library of China

Truyền thuyết Thỏ Ngọc

Thỏ Ngọc được xem là linh vật của ngày Tết Trung Thu, hễ thấy thỏ là người dân Trung Quốc lại liên tưởng đến ngày Tết Trung Thu. Theo truyền thuyết, trước đây, có ba vị thần đã cải trang thành những ông già nghèo khó để thử lòng cáo, khỉ và thỏ.

Sau khi khỉ và cáo trao cho họ thức ăn, chỉ còn lại duy nhất thỏ là không có gì. Tuy nhiên, vì lòng tốt bụng, thỏ trắng liền nói “Các vị hãy ăn thịt tôi”, rồi thỏ nhảy ngay vào lửa. Quá cảm động trước tấm lòng của thỏ, ba vị thần đã đưa nó lên cung trăng. Từ đó, Thỏ Ngọc ở lại đây với Hằng Nga, hàng ngày giã thuốc trường sinh cho các vị thần.

thỏ ngọc
Một số nơi thờ Thỏ Ngọc trong ngày Tết Trung Thu. Ảnh: The National Library of China
thỏ ngọc
Hình tượng Thỏ Ngọc trong dịp Tết Trung Thu. Ảnh: The National Library of China
thỏ ngọc
Thỏ Ngọc

Tập tục ăn bánh Trung Thu

Vào cuối triều Nguyên (triều đại do những người Mông Cổ thành lập 1271 – 1368), người dân đã không thể chịu sự cai trị tàn khốc của triều đình. Vì vậy, Chu Nguyên Chương, người sau này sáng lập triều đại Minh, đã hợp nhất các lực lượng để nổi dậy.

Tuy nhiên, ông buồn phiền vì không thể tìm ra cách để truyền đi những thông điệp. Lúc đó, người cố vấn của ông là Lưu Bá Ôn đã hiến một kế sách. Họ dùng giấy viết, hẹn ngày khởi nghĩa vào đêm trăng sáng, tức 15/8 âm lịch, đặt vào giữa của những chiếc bánh hình tròn và gửi làm quà tặng cho các lực lượng binh mã.

Sau đó, cuộc chiến thành công, Chu Nguyên Chương lập nên triều đại nhà Minh. Từ đó, ăn bánh Trung Thu vào ngày trăng tròn đã trở thành một phong tục trong ngày tết Trung Thu. Ngày này, những thành viên trong gia đình cùng nhau ăn tối, tặng bánh như một lời cầu chúc sức khỏe, tròn đầy.

bánh trung thu
Đại tiệc ăn bánh Trung Thu xưa. Ảnh: The National Library of China
bánh trung thu
Bánh Trung Thu

Tết Trung Thu thật thú vị phải không nào các bạn ? HSKCampus mời các bạn tìm đọc hiểu thêm các bài viết về lễ, tết văn hóa truyền thống của Trung Quốc qua chuyên mục Văn hóa Trung Quốc.

tiếng trung hskcampus

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ cảm nghĩ của bạn

Địa chỉ e-mail của bạn sẽ không hiển thị công khai đâu. Đừng lo !