Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ (ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch), còn gọi là Tết Đoan Dương, Tết Trùng Ngọ, Tết Đoan Ngũ, Tết Trùng Ngũ,… là một trong những ngày lễ tết đã tồn tại từ rất lâu trong văn hóa truyền thống của Trung Quốc và có sức ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần của người dân xứ sở Trung Hoa, song song với Tết Nguyên Đán và Tết Trung Thu.

tết đoan ngọ
端午节 – Tết Đoan Ngọ

Mục lục bài viết

Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ

Có rất nhiều thuyết đề cập đến sự ra đời của ngày Tết Đoan Ngọ, song, truyền thuyết về Khuất Nguyên (屈原) là một trong những thuyết được đông đảo mọi người đón nhận nhất.

Theo lịch sử ghi chép, Khuất Nguyên là một vị đại thần của nước Sở, đồng thời cũng là nhà văn hóa nổi tiếng thời Xuân – Thu Chiến Quốc. Ông luôn ra sức tuyển chọn nhân tài, nghĩ ra trăm phương nghìn kế để dân giàu nước mạnh, ngày đêm hiến kế cho vua nước Sở để chống lại sự lớn mạnh của nhà Tần lúc bấy giờ.

Thế nhưng sự hi sinh của ông lại vấp phải sự phản đối kịch liệt của nhóm quý tộc lúc bấy giờ. Không lâu sau, Khuất Nguyên bị mất chức, bị lưu đày đến phía nam sông Dương Tử. Thời gian này, ông hoàn toàn mất niềm tin vào cuộc sống và đã sáng tác rất nhiều các tác phẩm văn thơ nổi tiếng cho đến tận bây giờ, như: Ly Tao (离骚), Thiên Vấn (天问), Cửu Ca (九歌). Do đó mà ngày Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Thi Nhân (诗人节).

Vào năm 278 trước công nguyên, thời điểm đội quân nhà Tần tràn vào nước Sở và tiến đánh kinh đô nước này, Khuất Nguyên đã chứng kiến hết tất cả, tổ quốc ông bị xâm lược, lòng ông đau như cắt. Ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, vì không chịu nổi cảnh đất nước đang trên bờ vực diệt vong, ông đã sáng tác bài phú Hoài Sa (怀沙), rồi ôm một phiến đá, gieo mình xuống sông Mịch La (汨罗) tự tử.

tết đoan ngọ
Tranh phác họa Khuất Nguyên. Ảnh: The National Library of China

Lễ hội đua thuyền, rước rồng

Khi hay tin Khuất Nguyên đã gieo mình xuống sông tự vẫn, người dân ngay lập tức tổ chức đội thuyền chèo ra sông để cứu ông nhưng bất thành. Đua thuyền, rước rồng được tổ chức vào Tết Đoan Ngọ ngày nay cũng từ tích này mà hình thành nên chuỗi các sự kiện văn hóa để tưởng nhớ Khuất Nguyên.

tết đoan ngọ
Đua thuyền rồng tưởng nhớ Khuất Nguyên
tết đoan ngọ
Lễ hội đua thuyền rồng Tết Đoan Ngọ xưa. Ảnh: The National Library of China
tết đoan ngọ
Lễ hội rước rồng. Ảnh: Sina
tết đoan ngọ
Lễ hội đua thuyền rồng. Ảnh: Sina

Đeo túi thơm

Người Trung Quốc tin rằng tháng 5 là tháng lành ít dữ nhiều, nhất là vào ngày mùng 5 với nhiều đại nạn và thiên tai, tà ma và ác quỷ lộng hành, hay côn trùng, sâu bò, động vật kéo đến gây hại mùa màng cho đời sống của người dân. Năm loài động vật gây hại nhất là rết, rắn, cóc, bò cạp và rắn mối.

tết đoan ngọ
Rắn, rết, bò cạp, rắn mối và cóc được tin là 5 loài động vật gây hại cho ngày Tết Đoan Ngọ. Ảnh: The National Library of China

Theo tập tục của người Trung Quốc, đeo túi thơm vào tết Đoan Ngọ có thể chống bệnh tật và xua đuổi tà ma.

tết đoan ngọ
Đeo túi thơm. Ảnh: Xinhua

Bánh ú

Sau khi Khuất Nguyên mất, người dân nước Sở lúc bấy giờ vô cùng đau buồn, bởi ông là một bậc đại thần được người dân yêu mến, hết lòng vì nước vì dân. Vì sợ tôm cá sông Dương Tử rỉa xác ông, nên người dân đã dùng nếp và lá để gói thành bánh đem thả xuống sông cho cá ăn để bảo vệ thân xác của ông. Và từ đó xuất hiện tập tục ăn bánh ú trong ngày tết này.

tết đoan ngọ
Bánh ú

Tết Đoan Ngọ quả thực là một trong những ngày lễ tết cực kỳ thú vị. Trung Quốc còn rất nhiều những ngày lễ tết khác cũng thú vị không kém, các bạn nhớ chú ý đón đọc chuyên mục Văn hóa Trung Quốc nha.

tiếng trung hskcampus

Có thể bạn quan tâm
Chia sẻ

Chia sẻ cảm nghĩ của bạn

Địa chỉ e-mail của bạn sẽ không hiển thị công khai đâu. Đừng lo !