Bộ thủ là gì ? Tổng hợp hơn 200 bộ thủ tiếng Trung phổ biến nhất

Trong bài viết ngày hôm nay, HSKCampus sẽ chia sẻ với các bạn file pdf của hơn 200 bộ thủ tiếng Trung được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, đồng thời giới thiệu đến các bạn định nghĩa và vai trò của bộ thủ trong tiếng Trung, giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về cấu tạo của chữ Hán thông qua các bộ thủ, từ đó việc học tiếng Trung của chúng ta sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

bộ thủ tiếng trung
Bộ thủ trong tiếng Trung

Mục lục bài viết

Khái quát về bộ thủ tiếng Trung

Hiểu đơn giản

Bộ thủ (tiếng Trung: 部首) là một bộ phận cấu thành nên một chữ Hán. Để hiểu cho nó đơn giản, các bạn cứ tưởng tượng bộ thủ trong tiếng Trung cứ như là “chữ cái” trong tiếng Việt của chúng ta vậy. Ví dụ: chữ “Trung” trong từ “tiếng Trung” của tiếng Việt ta sẽ có 5 chữ cái, lần lượt là t, r, u, n, g. 5 chữ cái này ghép lại sẽ ra một chữ “Trung”.

Tương tự, với tiếng Trung, ta lấy ví dụ chữ 妈 trong từ 妈妈. Chữ 妈 này do hai bộ thủ là bộ Nữ (女) và bộ Mã (马) ghép thành. Lấy ví dụ khác là chữ 别 trong từ 离别, chữ 别 này là do 3 bộ thủ ghép thành là bộ Khẩu (口), bộ Lực (力) và bộ Đao (刂) ghép thành.

Bộ thủ tiếng Trung về cơ bản chính là như thế.

Hiểu chuyên sâu: Bộ thủ và thiên bàng

Như chúng ta đã biết, đại đa số các chữ trong tiếng Trung đều có cấu tạo theo kiểu chữ hình thanh, tức một chữ Hán sẽ có phần hình (phần thể hiện ý nghĩa của chữ) và phần thanh (phần thể hiện âm đọc của chữ). Phần hình, còn gọi là hình bàng (形旁); phần thanh, còn gọi là thanh bàng (声旁). Hình bàng và thanh bàng được gọi chung là thiên bàng (偏旁).

Ví dụ: ta có chữ 妈 trong từ 妈妈, hình bàng (thể hiện ý nghĩa của chữ) là 女, tức chỉ người phụ nữ; còn thanh bàng (thể hiện âm đọc của chữ) là 马. Giả sử ta chưa gặp qua từ này bao giờ, nhưng thông qua thiên bàng, ta có thể đoán mò được ý nghĩa và âm đọc của chữ, rằng là chữ này có nghĩa liên quan đến con gái, phụ nữ; âm đọc sẽ từa tựa như /mǎ/. Quả thực đúng là vậy, từ 妈妈 có nghĩa là “người mẹ”, có âm đọc là /Māma/.

Vì sao bài viết này đang tập trung vào bộ thủ mà mình lại lái sang thiên bàng ? Bởi vì bộ thủ có liên quan chặt chẽ đến thiên bàng. Hay nói cho dân dã, dễ hiểu 通俗易懂, thì thiên bàng là cha sinh mẹ đẻ của bộ thủ.

thiên bàng tiếng trung
Có thiên bàng thì mới có bộ thủ

Theo thống kê của quyển Hán ngữ Đại từ điển (汉语大词典), tính cho đến thời điểm hiện tại, tiếng Trung đã có tổng cộng hơn 370.000 đơn vị từ vựng. Với số lượng từ vựng rất lớn như vậy, đòi hỏi phải có một bộ sách công cụ để tổng hợp và phân loại từ vựng, giúp người học và các chuyên gia ngôn ngữ dễ dàng trong việc tra cứu. Bộ sách tổng hợp từ vựng đó gọi là từ điển.

Một quyển từ điển tiếng Trung có rất nhiều cách để tra từ, có cách tra từ theo phiên âm, tra từ theo số nét bút, tra từ theo bộ thủ,… Và đây, các bộ từ điển là cái nôi ươm mầm nên bộ thủ. Các nhà biên soạn từ điển sẽ dựa trên thiên bàng để bóc tách và phân loại bộ thủ. Phần lớn các nhà biên soạn từ điển sẽ lấy hình bàng (phần biểu ý, thể hiện ý nghĩa của chữ) để làm tiêu chí phân loại mục từ.

Ví dụ như chữ 花 chẳng hạn, chữ 花 có hình bàng là , ý chỉ các loài thực vật, nghĩa của chữ có liên quan đến thực vật, còn 化 là thanh bàng của chữ 花. Người biên soạn từ điển sẽ liệt kê tất cả những chữ nào có hình bàng là vào chung một nhóm từ, ví dụ như 茶, 葡萄, 菊,… sẽ cùng nằm chung trong nhóm từ có hình bàng là .

Cũng có không ít trường hợp các nhà biên soạn từ điển lấy luôn thanh bàng để phân loại mục từ. Ví dụ như chữ 请, chữ 请 có hình bàng là, tức chỉ ý nghĩa của chữ này có liên quan đến hành động “nói”; thanh bàng của chữ 请 là . Họ sẽ lấy tiếp thanh bàng để phân loại mục từ luôn.

Sau khi phân loại xong, thay vì họ nói “nhóm từ “, “nhóm từ “, “nhóm từ “, thì họ sẽ đặt tên các nhóm từ này là “bộ thủ”, lúc này ta sẽ nói là bộ Thảo (艹), bộ Ngôn (讠), bộ Thanh (青). Bộ thủ chính thức ra đời từ đây.

tiếng trung hskcampus

Hiểu chuyên sâu: Bộ thủ và bộ kiện

Ở phần trên, ta biết rằng bộ thủ sinh ra từ thiên bàng. Ở phần này, ta sẽ tiếp tục tìm hiểu mối liên hệ giữa bộ thủ (部首) và bộ kiện (部件). Vậy, bộ kiện là gì ? Như chúng ta đã biết, một chữ Hán có rất nhiều nét bút tạo nên nó. Ví dụ như chữ 山, có tất cả 3 nét bút, chữ 湖 có tất cả 12 nét bút. Có thể thấy, nét bút (笔画) là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên một chữ Hán.

Đơn vị cấu tạo lớn hơn nét bút chính là bộ kiện, một tổ hợp nhiều nét bút sẽ tạo nên một bộ kiện. Ta lấy chữ 湖 làm ví dụ, để tạo nên một chữ 湖, ta cần 3 bộ kiện lần lượt là , 3 bộ kiện này là tổ hợp của 12 nét bút. Bộ kiện có 3 nét bút; bộ kiện có 5 nét bút; bộ kiện có 4 nét bút.

Một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ học cho rằng, bộ thủ ngoài việc được sinh ra từ thiên bàng, nó còn được tạo ra bởi bộ kiện hay thậm chí chỉ cần duy nhất một nét bút cũng làm được bộ thủ luôn. Ví dụ cụ thể, ta có bộ Nhân đứng trong chữ 他, để viết được bộ Nhân đứng này, ta cần có 2 nét bút là nét phẩy và nét sổ, vậy tổng hợp của 2 nét bút này gộp lại sẽ gọi là một bộ kiện, bộ kiện này cũng chính là bộ thủ luôn.

Hay như bộ Chủ () trong chữ 主, 为, 之,… bộ thủ này chỉ có đúng một nét bút, bộ Cổn () trong chữ 旧 cũng xuất hiện tình trạng tương tự, có đúng một nét bút luôn (chữ 旧 có hai bộ thủ là bộ Cổn và bộ Nhật ).

Có thể thấy, nhận định của các chuyên gia không phải là không có cơ sở, cũng đúng thôi, người ta là chuyên gia mà, hehe. Ở bài viết này, HSKCampus sẽ không đi sâu vào bộ kiện, HSKCampus sẽ có một bài viết dành riêng cho bộ kiện trong thời gian tới, mong các bạn đón đọc nha.

Lịch sử phát triển của bộ thủ tiếng Trung

Bộ thủ xuất hiện lần đầu tiên vào thời Đông Hán trong bộ sách Thuyết Văn Giải Tự của Hứa Thận (许慎的《说文解字》). Từ 9.353 chữ Hán, ông đã phân loại được 540 bộ thủ.

thuyết văn giải tự
Thuyết Văn Giải Tự của Hứa Thận. Ảnh: Sogou

Tới thời nhà Minh, bộ sách Tự Hối của Mai Ưng Tộ (梅膺祚的《字汇》) đã gộp 540 bộ thủ thành 214 bộ thủ. Những bộ từ điển danh tiếng nhất ra đời sau này như từ điển Khang Hy (康熙字典), Từ Nguyên (辞源) và Từ Hải (辞海) cũng đã tổng kết được trong tiếng Trung có 214 bộ thủ.

Tuy nhiên, vào thời điểm năm 2009, số lượng bộ thủ tiếng Trung đã có sự thay đổi khá lớn, khi mà ban đầu có 214 bộ thủ, thì nay số lượng bộ thủ tiếng Trung chính thức sẽ có 201 bộ thủ. Sau khoảng thời gian dài nghiên cứu, Bộ Giáo dục Trung Quốc và Ủy ban Nghiên cứu ngôn ngữ quốc gia vào ngày 12.01.2009 đã chính thức ban hành công văn《汉字部首表》, chính thức công nhận tiếng Trung có 201 bộ thủ.

Một trong những bộ sách có uy tín nhất trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu tiếng Trung là Tiếng Hán Hiện Đại của Hoàng Bá Vinh và Liêu Tự Đông (黄伯荣、廖序东的《现代汉语》) tái bản lần thứ 6 vào năm 2017 cũng đã chính thức công nhận tiếng Trung có 201 bộ thủ.

Tổng hợp 201 bộ thủ tiếng Trung

HSKCampus sẽ tổng hợp bộ thủ tiếng Trung theo cách phân loại của Bộ Giáo dục Trung Quốc và bộ sách Tiếng Hán Hiện Đại của Hoàng Bá Vinh và Liêu Tự Đông. Sau bài viết này, HSKCampus còn có đính kèm thêm bản PDF của 201 bộ thủ tiếng Trung và công văn chính thức của Bộ Giáo dục Trung Quốc, các bạn có thể tải về và lưu trữ, tiện cho việc học và ôn tập nha!

Tụi mình sẽ phân loại bộ thủ tiếng Trung theo số nét bút (笔画), từ nét ít nhất đến nét nhiều nhất. Những bộ thủ được đặt trong dấu ngoặc tròn ( ) là những cách viết khác của bộ thủ chính. Các bạn lưu ý nha!

1 Nét

Bộ thứBộ thủTên gọiChữ ví dụ
1yī – Nhất上、下、不、万、五
2gǔn – Cổn中、串、甲、由、旧
3丿piě – Phiệt九、久、么、及、丸
4zhǔ – Chủ主、为、之、良、永
5乛(乙、乚、?、?、⺄)yǐ – Ất买、挖、乱、习、民、凤

2 Nét

Bộ thứBộ thủTên gọiChữ ví dụ
6shí – Thập千、卖、南、真、华
7厂(⺁)hàn – Hán厂、压、厚、厉、原、后
8fāng – Phương区、医、匹、匪、匠
9卜(⺊)bǔ – Bốc卡、占、点、店、处
10jiōng – Quynh再、内、网、用、同
11八(丷、ハ)bā – Bát八、兰、公、分、六、典
12人(亻)rén – Nhân人、众、他、位、今、从
13bāo – Bao包、勺、句、沟、狗
14ér – Nhi儿、元、光、兄、先、党
15bǐ – Chủy北、能、匙、疑、比
16jǐ – Kỷ几、朵、躲、凡、咒、凭
17tóu – Chấm đầu京、高、交、产、亮
18冫(⺀)bīng – Băng冰、冬、寒、冷、凉
19mì – Mịch写、军、爱、冠、农
20kǎn – Khảm出、凶、画、击、凹
21卩(㔾)jié – Tiết印、范、顾、即、却
22刀(刂、⺈)dāo – Đao刀、切、劫、色、别、到
23lì – Lực力、功、加、助、劝、劳
24yòu – Hựu又、友、权、双、圣、劝
25sī – Tư去、台、能、私、么
26yǐn – Dẫn建、庭、延、诞、健
27讠(言)yán – Ngôn言、语、记、话、讨
28阝左边(阜)fù – Phụ队、阵、阳、阴、险
29阝右边(邑)yì – Ấp那、部、都、邦、邻

3 Nét

Bộ thứBộ thủTên gọiChữ ví dụ
30gān – Can干、赶、刊、平、幸
31gōng – Công工、功、贡、左、红、巧
32tǔ – Thổ土、在、坐、地、坑、坟
33艹(艸)cǎo – Thảo đầu花、茶、草、苦、芒
34cùn – Thốn寸、封、对、守、将、寿
35gǒng – Củng弄、算、弃、异、开
36dà – Đại大、奖、天、太、夺、奋
37尢(尤、兀、尣)yóu – Uông尴、尬、就、优、烧
38kǒu – Khẩu喝、叫、吃、说、告
39wéi – Vi回、国、因、困、园
40yì – Dặc试、式、代、袋、鸢
41小(⺌)xiǎo – Tiểu小、少、尖、尘、常、当
42shān – Sơn山、岁、岸、岛、岭、幽
43jīn – Cân市、希、布、师、帅
44chì – Xích往、很、得、行、街
45shān – Sam形、影、颜、须、衫
46犭(犬)quǎn – Khuyển狗、狮、狼、狱、厌
47xī – Tịch夕、多、名、外、梦、夜
48zhǐ – Tri各、条、处、冬、夏
49饣(食、飠)shí – Thực饭、饱、餐、馆、饿
50丬(爿)pán – Tường状、奖、将、装、浆
51广guǎng – Quảng (Nghiễm)广、店、府、庙、庭、庄
52mén – Môn门、闲、间、闭、问
53氵(水、氺)shuǐ – Thủy冰、浆、江、河、黎
54忄(心)xīn – Tâm怕、志、恭、情、忘
55mián – Miên家、宅、宇、它、定
56辶(辵)chuò – Sước这、达、速、边、运
57彐 (彑)xuě – Kệ归、寻、当、事、录、缘
58shī – Thi尸、屋、局、尾、居、层
59己(已、巳)jǐ – Kỷ (Tỵ)记、纪、起、已、港
60gōng – Cung引、第、张、粥、弯
61子(孑)zǐ – Tử子、字、孩、存、孕、学
62chè – Triệt屮、屯、逆
63nǚ – Nữ女、好、妈、要、努、她
64飞 (飛)fēi – Phi
65mǎ – Mã马、骑、骂、妈、驶
66纟(糸)mì – Mịch红、累、系、繁、线
67yāo – Yêu幼、幻、率、幽、呦
68巛 (川)chuān – Xuyên巢、顺、川、州、流
69扌(手)shǒu – Thủ打、拿、拜、看、扔

4 Nét

Bộ thứBộ thủTên gọiChữ ví dụ
70王(玉)yù – Ngọc王、国、环、班、琴、玩
71无(旡)wú – Vô无、既
72wéi – Vĩ伟、炜、围、韦、纬
73耂(老)lǎo – Lão老、考、者、孝、教
74木(朩)mù – Mộc木、本、架、床、森、茶
75zhī – Chi支、枝、鼓、肢、吱
76歹(歺)dǎi – Đãi歹、残、死、殊、殆
77chē – Xa车、辆、轨、轮、轰
78yá – Nha牙、呀、鸦、雅、芽
79gē – Qua我、或、惑、戴、裁
80bǐ – Tỷ比、毕、批、毙、鹿
81wǎ – Ngõa瓦、瓶、瓷
82zhǐ – Chỉ止、正、企、此、步
83攴(攵)pù – Phốc (Phác)敲、收、悠、放、改
84日(曰、冃)rì – Nhật日、阳、明、最、更、冒
85bèi – Bối贝、货、责、败、贵、贤
86jiàn – Kiến见、视、觉、规、观
87牜(牛)niú – Ngưu牛、物、告、特、牺
88qì – Khí气、氛、氧、汽、氢
89máo – Mao毛、毯、毫、尾、毡
90cháng – Trường长、张、账、涨、帐
91piàn – Phiến片、牌、版
92jīn – Cân斤、近、新、断、诉
93爪(爫)zhǎo – Trảo爪、爬、菜、爱、受
94fù – Phụ父、爸、爷、爹、釜、斧
95yuè – Nguyệt月、明、有、服、朋、肖
96shì – Thị氏、底、低、抵
97qiàn – Khiếm欠、欢、歌、次、欺
98风 (風)fēng – Phong风、飘、疯、飒、飖
99shū – Thù段、毁、殿、毅、殴
100wén – Văn文、这、齐、刘、斑、斋
101fāng – Phương方、房、旅、放、旁、访
102火(灬)huǒ – Hỏa火、灯、照、煮、热
103斗(鬥)dòu – Đấu斗、料、斜、抖
104户(戶)hù – Hộ户、房、所、扇、肩
105礻(示)shì – Kỳ票、祝、福、视、礼
106肀(?、聿)yù – Duật肃、隶、律、肆
107毋(毌、母)wú – Vô惯、每、悔、母、毐

5 Nét

Bộ thứBộ thủTên gọiChữ ví dụ
108gān – Cam甘、甜
109shí – Thạch石、矿、硕、研、岩
110lóng – Long龙、聋、袭、笼、垄
111yè – Nghiệp业、凿、邺
112mù – Mục目、看、盯、省、眼
113tián – Điền田、男、留、界、番
114罒(网)wǎng – Võng置、署、罚、网、罪
115mǐn – Mẫn (Mãnh)猛、盟、盛、盈、盐
116钅(釒、金)jīn – Kim钱、铁、错、钉、钩
117shēng – Sinh生、星、性、醒、胜
118shǐ – Thỉ短、矮、知、矩
119hé – Hòa秀、和、利、梨、秒
120bái – Bạch白、百、的、皇、迫
121guā – Qua瓜、孤、狐、瓣
122niǎo – Điểu鸟、鸡、鸭、鹅、鸽、鸣
123nè – Nạch病、疼、痛、疙、疾
124lì – Lập立、站、竞、音、亲
125xué – Huyệt穿、空、穷、窄、究
126衤(衣)yī – Y衣、裤、衬、袋、依
127⺪(疋)yǎ – Sơ是、定、楚、蛋、疏
128pí – Bì皮、皱、颇、坡、疲
129bō – Bát登、癸、葵
130máo – Mâu柔、芽、矜

6 Nét

Bộ thứBộ thủTên gọiChữ ví dụ
131lěi – Lỗi耗、耕、耙、耘
132ěr – Nhĩ耳、取、摄、聋、耽、聪
133chén – Thần臣、藏、卧
134覀(西)xī – Á要、覆、晒、西、瞟
135ér – Nhi而、耍、需、耐、端
136yè – Hiệt页、顶、顺、预、倾、顿
137zhì – Chí至、致、屋
138hū – Hô虚、虎、虑、猇
139chóng – Trùng蚂蚁、蝴蝶、蜻蜓、蛇
140肉(月)ròu – Nhục腐、胳膊、腿
141fǒu – Phẫu缺、缸、摇、罐、瑶
142shé – Thiệt舌、舍、舒、甜、舔
143竹(⺮)zhú – Trúc竹、笑、第、篮、竿
144jiù – Cữu舅、瘦、嫂、毁、蹈
145zì – Tự自、息、鼻、臭、咱
146xiě – Huyết血、衅、衄
147zhōu – Chu舟、船、航、盘、搬
148sè – Sắc色、艳
149qí – Tề
150羊(⺶、⺷)yáng – Dương羊、差、样、美、糕、翔
151mǐ – Mễ米、料、糟、糕、粥、粒
152gèn – Cấn很、银、既、恨、痕
153yǔ – Vũ羽、翔、翻、瀚、翅

7 Nét

Bộ thứBộ thủTên gọiChữ ví dụ
154mài – Mạch麦、麸
155zǒu – Tẩu走、起、越、趟、赴
156chì – Xích赤、赫、赧
157dòu – Đậu豆、逗、登、蹬、瞪
158yǒu – Dậu酒、醒、酸、遵、酝酿
159chén – Thìn辰、晨、辱、唇
160豕(?)shǐ – Thỉ家、缘、象、毅、豪
161lǔ – Lỗ卤、鹾
162lǐ – Lý里、量、理、野、埋
163足(⻊)zú – Túc足、跑、路、跟、趴
164shēn – Thân身、射、谢谢、躺、躯
165biàn – Biện悉、番、释、潘
166gǔ – Cốc谷、裕、郤
167zhì – Trĩ豹、貌、貂、貔
168guī – Quy
169jiǎo – Giác角、解、懈、蟹、嘴、触
170xīn – Tân辛、辣、辟、辩、辞

8 Nét

Bộ thứBộ thủTên gọiChữ ví dụ
171qīng – Thanh青、请、情、清、晴
172?(卓)zhuó – Trác朝、潮、卓
173雨(⻗)yǔ – Vũ雨、雷、零、需、霞
174fēi – Phi非、啡、靠、匪、斐
175齿chǐ – Xỉ齿、龄、龁、龉
176miǎn – Mãnh黾、渑、绳
177zhuī – Chuy准、谁、集、罐、焦
178yú – Ngư鳄鱼、鲨鱼、鲜、鲁、鱿
179dài – Đãi逮、康

9 Nét

Bộ thứBộ thủTên gọiChữ ví dụ
180gé – Cách革、鞋、鞭、勒、鞍
181miàn – Diện面、缅、腼、湎
182jiǔ – Cửu韭、孅
183gǔ – Cốc骨、滑、猾、骰、骸
184xiāng – Hương香、馝、馥
185guǐ – Quỷ鬼、魂、瑰、魅、魄
186yīn – Âm音、韶、镜、境、章
187shǒu – Thủ首、馗

10 Nét

Bộ thứBộ thủTên gọiChữ ví dụ
188biāo – Tiêu髭、髡、鬓、鬁
189gé – Cách隔、嗝、膈
190gāo – Cao高、膏、敲

11 Nét

Bộ thứBộ thủTên gọiChữ ví dụ
191huáng – Hoàng黄、潢
192má – Ma麻、嘛、摩
193鹿lù – Lộc鹿、麃、麀、麇、麂

12 Nét

Bộ thứBộ thủTên gọiChữ ví dụ
194dǐng – Đỉnh鼎、鼐、鼒
195hēi – Hắc黑、黛、墨、默、黝
196shǔ – Thử黍、黏、黎

13 Nét

Bộ thứBộ thủTên gọiChữ ví dụ
197gǔ – Cổ
198shǔ – Thử鼠、鼢、鼧、鼩、鼫

14 Nét

Bộ thứBộ thủTên gọiChữ ví dụ
199bí – Tỵ鼻、鼽、鼾、齁、齄

15 Nét

Bộ thứBộ thủTên gọiChữ ví dụ
200yuè – Dược龠、瀹、龢

Lưu ý: Bộ 鬥 có 10 nét, là cách viết khác của bộ 斗, dù vậy, 鬥 vẫn được Bộ Giáo dục Trung Quốc tách ra và xem như là một bộ thủ riêng biệt. Ở đây HSKCampus sẽ gộp 鬥 và 斗 thành một bộ thủ duy nhất. Do đó mà bảng tổng hợp bộ thủ tiếng Trung này sẽ có 200 bộ.

Bằng việc học và ghi nhớ thật tốt các bộ thủ tiếng Trung, các bạn sẽ cảm thấy việc học từ vựng tiếng Trung trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Ví dụ khi bạn quên chữ “rắn” trong từ “con rắn” viết như thế nào đi, nếu bạn ghi nhớ tốt bộ thủ tiếng Trung, bạn sẽ nhớ ngay tới bộ Trùng (虫), đây là bộ thủ có ý nghĩa liên quan đến các loài vật, quả thực vậy, chữ “rắn” trong tiếng Trung được viết là 蛇 /shé/.

Hiểu được lợi ích tuyệt vời đó của bộ thủ, HSKCampus bọn mình đã soạn riêng một file pdf tổng hợp các bộ thủ tiếng Trung thường dùng nhất, phổ biến nhất, nhằm giúp các bạn có thể tải về và lưu trữ trong điện thoại, máy tính bảng, máy tính cá nhân, tiện cho việc học và ôn lại bộ thủ sau này.

Chúc các bạn học thật tốt tiếng Trung, và cũng đừng quên theo dõi chuyên mục Văn tự tiếng Trung để tích lũy thêm cho bản thân nhiều kiến thức bổ ích về chữ Hán nha!

Tải về file pdf bộ thủ tiếng Trung

Mật khẩu giải nén (nếu có): hskcampus.com

Có thể bạn quan tâm
Chia sẻ

Chia sẻ cảm nghĩ của bạn

Địa chỉ e-mail của bạn sẽ không hiển thị công khai đâu. Đừng lo !