Lễ Lạp Bát

Lễ Lạp Bát (tết Bala) diễn ra vào ngày mùng 8 tháng 12 âm lịch hằng năm. Tháng 12 âm lịch ở Trung Quốc gọi là Lạp Nguyệt(tiếng Trung:腊月), người Việt ta thường gọi là tháng chạp, do đó mà mùng 8 tháng chạp (tức mùng 8 Lạp Nguyệt) được gọi là lễ Lạp Bát (tết Bala), một số nơi còn gọi ngày lễ này là lễ Lạp Nhật(tiếng Trung:腊日).

lạp bát
腊八节 – Lễ Lạp Bát

Nguồn gốc ngày lễ Lạp Bát (tết Bala)

Theo nhiều tài liệu lịch sử, lễ Lạp Bát (tết Bala) được ghi nhận từ thời cổ đại của Trung Quốc. Như chúng ta đã biết, Trung Quốc là nước có nền sản xuất nông nghiệp lớn nhất thế giới, điều đó cho thấy người dân Trung Quốc từ lâu đã rất coi trọng việc sản xuất nông nghiệp.

Người Trung Quốc xưa xem vụ mùa thu hoạch là thành quả, là kết tinh từ chính sức lao động của họ và đó cũng chính là món quà do các vị thần thánh ban tặng cho họ. Do vậy, người Trung Quốc thường xuyên tổ chức các buổi lễ thờ cúng thần thánh để báo đáp sự che chở, sự giúp sức của các vị thần.

Nhờ có sự giúp đỡ, phù hộ của các vị thần mà đời sống nhân dân mới ấm no, ngày lễ Lạp Tế(tiếng Trung:腊祭), tức lễ Lạp Bát (tết Bala) là một trong những buổi lễ điển hình trong đời sống văn hóa, đời sống tinh thần của người Trung Quốc, nhất là những người sống ở nông thôn, kế sinh nhai chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi, được tổ chức nhằm thể hiện lòng biết ơn của nhân dân dành cho các vị thần.

Sau khi kết thúc những buổi lễ thờ cúng thánh thần, người Trung Quốc xưa liền tổ chức các hoạt động vui chơi, ăn uống. Món ăn truyền thống trong ngày lễ Lạp Bát (tết Bala) là cháo, được nấu từ những loại gạo tốt nhất, ngon nhất của những vụ lúa bội thu.

Sau này, lễ Lạp Bát (tết Bala) dần dần chuyển sang thờ cúng tổ tiên, ông bà. Vào thế kỷ thứ năm sau công nguyên, lễ Lạp Bát (tết Bala) đã chính thức được công nhận và được xem là một trong những ngày lễ, tết truyền thống của Trung Quốc.

Sau khi Phật giáo du nhập vào Trung Quốc, nguồn gốc ra đời của lễ Lạp Bát (tết Bala) đã chịu ảnh hưởng rất lớn. Ban đầu từ thờ cúng các vị thần thánh nông nghiệp, rồi về sau lại chuyển sang thờ cúng ông bà, tổ tiên, thế rồi từ khi có sự xuất hiện của Phật giáo, nguồn gốc của ngày lễ Lạp Bát (tết Bala) lại có chiều hướng thiên về một vị Đức Phật thành đạo (Phật Thích Ca Mâu Ni, tiếng Trung:佛祖释迦牟尼) vào đúng ngày 8 tháng 12 âm lịch.

Theo một số tài liệu ghi lại, trước khi Phật Thích Ca Mâu Ni trở thành Phật, ngài đã trải qua nhiều năm tu hành khổ cực, có những lúc khó khăn đến độ thân thể ngài gầy ốm đến trơ cả xương, thế nhưng ngài vẫn không bỏ cuộc, ngài vẫn giữ cho mình một ý chí phấn đấu mạnh mẽ, vượt lên mọi khó khăn của trần tục. Những lúc khó khăn nhất, ngài đã gặp được một vị mục sư, vị mục sư này đã tặng cho ngài một bát cháo để chống lại những cơn đói khát đang cố quật ngã ngài.

Sau khi ngài ăn xong bát cháo ấy, thể trạng liền được hồi phục. Ngài ngồi trầm ngâm dưới gốc cây bồ đề và rồi đắc đạo vào đúng ngày 8/12 âm lịch. Để kỷ niệm sự kiện này, các tăng môn Phật tử đã dùng gạo và các loại quả, hạt như táo đỏ, hạt sen nấu thành cháo Lạp Bát(腊八粥)để thờ cúng Phật.

lạp bát
Ngài Thích Ca Mâu Ni thành Phật. Ảnh: The National Library of China

Tục ăn cháo ngày lễ Lạp Bát (tết Bala)

Tục ăn cháo vào ngày lễ Lạp Bát (tết Bala) của người Trung Quốc đã tồn tại hơn 1000 năm nay. Tập tục này xuất hiện sớm nhất từ triều đại nhà Tống (960 – 1279). Thời điểm đó, mỗi năm khi đến ngày lễ Lạp Bát (tết Bala), các quan chức trong triều đình và chùa chiền đều rình rang nấu các loại cháo để mừng ngày lễ Lạp Bát (tết Bala).

Đến thời nhà Thanh (1616 – 1911), tục ăn cháo Lạp Bát ngày càng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Trong triều đình, các vị hoàng đế, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa,… đều ban lộc bằng cháo Lạp Bát cho các quan văn võ đại thần, tùy cung tùy nữ, thái giám, họ còn ban phát gạo và các loại quả, hạt khô cho các tăng lữ đang tu tại các chùa chiền.

Trong truyền thống văn hóa dân gian của người Trung Quốc, nhà nhà đều nấu cháo Lạp Bát để thờ cúng tổ tiên, ông bà. Ngoài ra, lễ Lạp Bát (tết Bala) còn là dịp để gia đình sum vầy bên nhau. Cháo Lạp Bát ở một số địa phương còn được dùng để biếu tặng người thân họ hàng, hàng xóm láng giềng thay cho nhau những lời chúc an lành, tốt đẹp.

lạp bát
Nấu cháo Lạp Bát xưa. Ảnh: The National Library of China
lạp bát
Cháo Lạp Bát. Ảnh: Sohu

Đặc điểm của cháo Lạp Bát

Cháo Lạp Bát có rất nhiều cách nấu khác nhau với nhiều loại nguyên liệu vô cùng đa dạng và phong phú. Cháo Lạp Bát truyền thống thường sẽ có 8 loại thành phần nguyên liệu chính để nấu cháo song song với 8 loại thành phần nguyên liệu phụ kèm theo. Sở dĩ là 8 loại nguyên liệu là vì số 8 đồng âm, đồng nghĩa với chữ Bát trong tên Lạp Bát, mang ý nghĩa phát tài, may mắn.

Nguyên liệu chính để nấu cháo Lạp Bát là các loại đậu và các loại gạo, ví dụ như: đậu đỏ, đậu xanh, đậu đũa, đậu lăng, đậu ván, đậu tằm,… các loại gạo thì có hạt kê, hạt kê vàng, gạo tẻ, gạo nếp, gạo tấm, các loại lúa mạch, yến mạch, ngũ cốc, ngô, cao lương,…

Tục ăn cháo Lạp Bát không có quy định phải nấu cháo như nào mới được xem là món cháo kinh điển của ngày lễ, ta có thể tự do chọn lựa nguyên liệu nấu cháo dựa trên sở thích, thói quen của bản thân để nấu cháo.

lạp bát
Cháo Lạp Bát. Ảnh: Baidu

Thành phần nguyên liệu phụ của cháo Lạp Bát thường có thể chọn lựa từ các loại như đào, mơ, hạnh đào, táo đỏ, hạt dẻ, cà chua, hạt hướng dương, hạt sen, lạc (đậu phộng), nho khô, lê khô, hạt thông, hạt phỉ (trông khá giống hạt dẻ),…

lạp bát
Nguyên liệu nấu cháo Lạp Bát. Ảnh: Sina
lạp bát
Thành phần nguyên liệu nấu cháo Lạp Bát. Ảnh: Baidu

Trong tiết trời lạnh lẽo của mùa đông, với tuyết lạnh thấu xương của tháng mười hai, toàn thể các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, rồi cùng nhau thưởng thức món cháo Lạp Bát ngon ngất ngây với vị ngọt đậm đà tự nhiên từ các loại hạt, có thể nói đây là một trong những khoảnh khắc ấm cúng nhất, tươi đẹp nhất trong cuộc đời của người Trung Quốc.

Cháo Lạp Bát trước khi được dùng làm bữa ăn trong gia đình, thường sẽ được dùng để cúng trước đã. Người Trung Quốc sau khi nấu xong cháo Lạp Bát sẽ dâng những bát cháo còn nóng hổi lên kính thờ tổ tiên, ông bà. Một số gia đình còn đem cháo Lạp Bát đi biếu tặng cho người thân họ hàng, hàng xóm láng giềng.

Có một điều hết sức thú vị về cháo Lạp Bát, đó chính là có không ít các bạn trẻ tưởng cháo Lạp Bát là món trà sữa kiểu truyền thống của Trung Quốc.

tiếng trung hskcampus

Tập tục ngâm tỏi Lạp Bát (tỏi Bala)

Trong ngày lễ Lạp Bát (tết Bala), ngoài việc nấu cháo Lạp Bát, người dân Trung Quốc, đặc biệt là các tỉnh miền bắc còn có tập tục ngâm tỏi Lạp Bát (tỏi Bala). Tỏi sau khi được bóc sạch vỏ sẽ được cho vào một hũ thủy tinh, sau đó đổ đầy giấm gạo và được đóng nắp đậy kín, rồi để ở nơi thoáng mát. Công đoạn này được thực hiện vào đúng ngày lễ Lạp Bát (tết Bala).

Món tỏi ngâm này sẽ được lấy ra sử dụng để ăn cùng món sủi cảo truyền thống trong ngày 30 tết cuối cùng của năm, cũng chính là thời khắc của Tết Nguyên Đán. Tỏi ngâm lúc này sẽ có màu xanh, màu nước giấm gạo lúc này cũng đã chuyển sang màu đỏ, nhìn chung thì món này mang đến cho ta một cái nhìn hết sức bắt mắt, góp phần tạo thêm không khí sum vầy, ấm cúng cho bữa ăn đoàn tụ của cả một gia đình.

lạp bát
Tỏi ngâm lễ Lạp Bát. Ảnh: QQ
lạp bát
Tỏi ngâm lễ Lạp Bát. Ảnh: CNR
Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ cảm nghĩ của bạn

Địa chỉ e-mail của bạn sẽ không hiển thị công khai đâu. Đừng lo !